Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Cảm nhận phim: Con đường đến trường

Bạn còn nhớ con đường đến trường ngày bé của mình như thế nào không? Mình cũng không mấy quan tâm cho lắm cho đến khi xem được phim này của Trung Quốc: Walking to school. Nhân vật chính: Phim kể về việc đến trường của hai chị em nhà Naxiang và Wawa. Để đến trường Naxiang phải treo mình bằng dây vải, lơ lửng trên dây cáp rồi trượt dài vượt qua con sông lớn, sâu và chảy xiết. Với Naxiang, việc này không có gì đáng sợ nhưng với mẹ của em thì khác. Vì quá ám ảnh chuyện rơi xuống dòng sông mà mẹ của Naxiang nhất quyết không cho cậu con trai duy nhất trong nhà là Wawa vượt sông đi học như chị mình hay là đi gọi bác sỹ đến khám cho bà nội trong lúc nguy cấp. Cậu bé Wawa có thân hình nhỏ nhắn, khuôn mặt khôi ngô, đi chân đất, mặc chiếc áo khoác màu vàng rộng hơn người đang loay hoay với những dây và móc tập luyện vượt qua sông trên mái nhà. Đến một ngày nọ, cậu canh giờ mẹ đi làm đồng, ngụy trang người nộm trên mái nhà bằng chiếc áo khoác của cậu và trượt theo dây cáp băng qua sông

Tài chính cá nhân: Kakeibo là gì?

Kakeibo là gì?  Hình: Pixabay.com Kakeibo là cách ghi chép chi tiêu gia đình hàng tháng của các bà nội trợ Nhật Bản. Kakeibo được tạo ra bởi một nữ nhà báo người Nhật Bản tên là Motoko Hani (1) và đăng lần đầu tiên trên một tạp chí phụ nữ Nhật Bản vào năm 1904. Tại sao lại có thể tiết kiệm tiền bằng việc ghi chép chi tiêu?  Hình: Pixabay.com Ghi chép và theo dõi các khoản chi tiêu theo ngày, tuần, tháng giúp ta có bức tranh tổng quát về việc chi tiêu, biết được tiền đã được dùng vào những việc gì, khoản nào tiêu ít, khoản nào tiêu nhiều, khoản nào (không) cần thiết. Từ đó, có thể điều chỉnh, cắt giảm những khoản không cần thiết và tiết kiệm tiền. Kakeiko trông như thế nào?  Nó thực chất cũng chỉ là những cuốn sổ ghi chép bình thường. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cuốn sách gồm hai phần: Phần giới thiệu về phương pháp Kakeiko và phần sổ ghi chép chi tiêu trong một năm.  Bạn hoàn toàn có thể mua một cuốn sổ tay và tự kẻ ô, phân hàng hoặc bạn cũng có thể lập bảng Excel nhưng

Cách tạo thói quen đọc sách cho người mới bắt đầu

Động lực đọc sách: Đọc sách để làm gì? Pixabay.com Việc một người nghĩ gì về những cuốn sách, về việc đọc sách sẽ quyết định phong cách đọc cũng như thể loại sách mà người đó sẽ chọn đọc. Với nhiều người, đọc sách là để giải trí nhưng cũng có người đọc sách để lấy thông tin và học hỏi kiến thức. Có người chỉ thích đọc sách hư cấu (fiction: truyện, tiểu thuyết), sách hồi ký, số khác lại thích đọc nonfiction,  self-help.  Những cuốn sách đơn thuần là nơi chứa những thông tin, sự việc được sắp xếp theo một ý đồ nào đó của người viết. Việc phân loại sách chỉ mang tính tương đối dựa vào cách viết và mục đích riêng của tác giả. Đôi khi đọc một cuốn sách fiction nhưng lại có rất nhiều bài học và kiến thức trong đấy chẳng khác gì đọc một cuốn nonfiction cả.  Vì vậy, bạn hãy thử tìm cho mình một vài lý do nặng ký đủ sức thuyết phục bạn hình thành và duy trì thói quen đọc sách trong suốt quãng đời còn lại nhé! Hoặc đơn giản đọc sách chỉ để đọc thôi cũng được mà. Khởi đầu càng dễ càng tốt thói qu