Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đọc gì

Sách và kiến thức: 6 nguyên tắc dạy con

D ưới đây là 06 nguyên tắc mà có lẽ được nhiều cuốn sách làm cha mẹ nhắc đến một cách trực tiếp hay gián tiếp.  Mình nhận ra giữa những cuốn sách mà mình đã đọc có những điểm giao nhau về ý tưởng của các tác giả, cũng là điều khiến mình cảm thấy lý thú muốn chia sẻ đến các bạn: Tôn trọng con Làm cha mẹ cũng cần phải học Giáo dục là nêu gương Để dạy con, cha mẹ cần có phương pháp đúng và phù hợp Giáo dục là tạo thói quen tốt ngay từ nhỏ Giúp con tự lập là mục đích cuối cùng của giáo dục. *** Nguyên tắc Tôn trọng con Dù bạn đang áp dụng phương pháp nuôi dạy nào thì đừng quên rằng con cũng cần được bạn tôn trọng. Pixabay.com Trong cuốn sách  "Đọc vị những vấn đề của trẻ" , mặc dù khuyên các cha mẹ nên sớm áp dụng phương pháp nuôi con EASY nhưng Tracy Hogg vẫn nhấn mạnh một điều: "Hãy quan sát các tín hiệu của con, tình trạng sức khỏe của con và đừng ép con tuân theo các mốc thời gian của EASY." Ngoài ra, tác giả cũng nói rằng đừng xem EASY như thời gian biểu cứng nhắc,

Tổng hợp sách: Tình bạn trong những trang sách

  1. Dế Mèn phiêu lưu ký: Internet. Khi đọc " Dế Mèn phiêu lưu ký"  mình nhận ra ban đầu Dế Mèn không có bạn. Khi còn là hàng xóm của Dế Choắt, cậu không mấy quan tâm đến người hàng xóm ốm yếu và xấu số này. Dế Mèn sẵn sàng góp ý cho Choắt xây hang như thế nào cho chắc chắn an toàn nhưng lại không đủ lòng trắc ẩn để giúp Choắt xây đường thông từ hang của Choắt sang hang của Mèn những lúc nguy khốn.  Nhưng thời gian dần trôi qua, giống như câu tục ngữ  "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" , Mèn ta hiểu được thế nào là tình bạn. Mèn từ một chú dế vô tâm, háu chiến, coi thường người yếu hơn mình đã trở thành chú dế biết quan tâm đến mọi người, đặc biệt là kẻ yếu. Trong lần chu du thứ hai của mình, Mèn chữa bệnh cho Dế Trũi sau trận ẩu đả với bọn bọ Muỗng cũng là người bạn đồng hành trong chuyến chu du này của cậu. Khi tham gia đấu trường võ sĩ cào cào, Mèn quyết định không tham gia đấu võ với Trũi ở vòng chung kết bởi Mèn hiểu rằng việc tranh giành vị thứ sức mạnh cơ

Tóm tắt sách: Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói

Nguồn gốc: Hình bìa của cuốn sách "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói". (Nguồn: Goodreads) Trong danh sách những cuốn sách làm cha mẹ, "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói "(1) không phải là một cuốn sách mới toanh.  Thực tế, nó được xuất bản lần đầu vào năm 1982. Tác giả của cuốn sách này là Adele Faber và Elaine Mazlish là chuyên gia người Mỹ về giao tiếp giữa người lớn và trẻ em.  Tên tiếng Anh của cuốn sách này là: " How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk."(2) Nội dung chính của cuốn sách "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói" : Hình bìa cuốn sách phiên bản tiếng Anh. (Nguồn: Goodreads) Cuốn sách gợi ý cho các ông bố bà mẹ cách trò chuyện với con cái của mình sao cho đứa trẻ cảm nhận được sự tôn trọng, quan tâm, đồng cảm và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng. Từ đó, đứa trẻ sẽ mở lòng trò chuyện với cha mẹ của mình nhiều hơn. Cụ thể là cuốn sách được chia làm 7 p

Sách và kiến thức: Phương pháp E.A.S.Y là gì?

Phương pháp E.A.S.Y là gì?   E.A.S.Y là từ viết tắt từ 4 chữ cái đầu tiên của Eat, Activity, Sleep và Your time, tức là ăn, hoạt động, ngủ (ban ngày) và thời gian của bạn. Đơn giản là cách xây dựng thói quen sinh hoạt vào ban ngày theo giờ giấc cho trẻ ngay từ lúc sơ sinh, từ đó người chăm sóc trẻ sẽ có khoảng thời gian riêng cho mình. Ở Việt Nam, nhiều bố mẹ (trong đó có cả mình😁) biết đến phương pháp E.A.S.Y là nhờ cuốn sách " Nuôi con không phải là cuộc chiến" (1) của tác giả Bubu Hương, mẹ Ong Ong. Nhưng theo mình tìm hiểu thì phương pháp này xuất phát từ cuốn sách tiếng Anh có tên là "Baby Whisperer Solves All Your Problems: Sleeping, Feeding, and Behavior-Beyond the Basics from Infancy Through Toddlerhood "(2) của tác giả Tracy Hogg. E.A.S.Y được nhắc đến ngay ở chương đầu tiên của cuốn sách với tiêu đề là " E.A.S.Y isn't necessarily easy but it works, getting your baby on a structured routine".  Hình bìa trang sách. Nguồn: Goodreads.com Áp dụng

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ

Lý do chọn đọc Totto-chan: Totto-chan cô bé bên cửa sổ. Mình đọc Totto-chan là hoàn toàn tình cờ. Lúc còn là cô sinh viên năm 2 đại học, trong một lần đi nhà sách, thấy bìa sách lạ mắt, có vẽ hình đèn cá Nhật bản và ghi chữ Totto-chan to đùng. Thế là mình quyết định ngồi đọc vài trang sách đầu tiên rồi bị cuốn luôn đến trang cuối cùng. Sau đó, mình mua luôn cuốn sách và giữ đến tận bây giờ, vậy là cũng được 5 năm rồi. Bìa sách như vậy. Nguồn: goodreads.com Thời gian gần đây, mình đọc đi đọc lại cuốn sách này. Mình đọc cho bạn nhỏ nhà mình nghe mỗi tối. Vì truyện viết theo từng câu chuyện không quá dài. Mỗi câu chuyện lại được kể theo từng chủ đề nên đối với các bạn nhỏ rất dễ hiểu và dễ theo dõi. Không khí trong những câu chuyện cũng nhẹ nhàng, vui tươi, hài hước, dễ thương nên rất thích hợp đọc trước khi đi ngủ. Nếu bạn nào từng xem phim hoạt hình nhiều tập của Nhật Bản Maruko thì có thể dễ dàng hình dung  Totto-chan cô bé ngồi bên cửa sổ  cũng mang sắc màu như vậy (xem video dưới đây

Sách và kiến thức: Những tuần Khủng Hoảng là gì?

Tuần khủng hoảng (The Wonder Weeks) bắt nguồn từ đâu? Những tuần khủng hoảng là lúc con cần bạn âu yếm nhất Cụm từ The wonder weeks xuất phát từ cuốn sách mang tên "The Wonder Weeks. How to Stimulate Your Baby's Mental Development and Help Him Turn His 10 Predictable, Great, Fussy Phases Into Magical Leaps Forward"( 1), của hai vợ chồng tiến sỹ người Hà Lan Hetti van de Rijt và Frans X. Plooij, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992.  Ở Việt Nam, vào năm 2013, cuốn sách này được nhà xuất bản Lao động - Xã hội dịch sang tiếng Việt với tựa đề "The Wonder Weeks Tuần khủng hoảng" . Ngoài ra, cụm từ The Wonder Weeks cũng được nhắc đến trong cuốn sách  Nuôi con không phải là cuộc chiến" (2016)(2)  của tác giả  mẹ Ong Ong và Bubu Hương với tên gọi là Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần . Tuần Khủng hoảng (The Wonder Weeks) là gì?  The wonder weeks là gì? The Wonder Weeks là khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần, trẻ trở nên khó chịu và đòi hỏi nhiều hơn với 3 biểu hiện ch

Tóm tắt sách Nuôi con không phải là cuộc chiến phần 2: Dạy con

Nguồn: Internet. (Tóm tắt nội dung sách) Bạn có thể xem lại bài viết tóm tắt nội dung  phần 1 của cuốn sách tại đây ,   Chương 5: An toàn cho trẻ  (khi con trẻ biết lẫy và có khả năng di chuyển khác) Trong chương này, các mẹ sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng nhằm bảo vệ an toàn cho con ở trong nhà và khi đi ô tô. Tác giả sẽ liệt kê những mối nguy hiểm phổ biến ở trong nhà (ổ điện, góc bàn, dao kéo, thùng rác, cửa tủ lạnh .v.v.);  các quy tắc dạy con về an toàn (lời nói đi đôi với hành động; nhấn mạnh cảm giác khi bị thương; sử dụng các khái niệm thống nhất; nhắc đi nhắc lại nhiều lần; nói chậm rõ không la mắng; không lạm dụng các khái niệm nguy hiểm để nói dối con; cất đồ và giải thích rõ cho con hiểu; luôn để mắt đến con trẻ.) Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những gợi ý những thỏa thuận ngầm về độ tuổi thích hợp  mà con được dùng điện thoại, tiền riêng, Facebook , mẹ nào quan tâm, trăn trở có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình.   Chương 6: Tự lập trong nôi (áp dụng khi

Tóm tắt sách Nuôi con không phải là cuộc chiến phần 1: Nuôi con

Nguồn: Internet. (Tóm tắt nội dung sách) LỜI MỞ ĐẦU:   Nằm trong bộ sưu tập những cuốn sách cứu cánh cho các mẹ bỉm sữa (đặc biệt là các mẹ chuẩn bị đón chào đứa con đầu lòng) "Nuôi con không phải là cuộc chiến - 1" liệu có thực sự thỏa mãn được hết thảy những thắc mắc của mẹ về các vấn đề của con hay không?  Bài viết này sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quát về nội dung chính của "Nuôi con không phải là cuộc chiến", từ đó có thể tự mình rút ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên nhé! NỘI DUNG CUỐN SÁCH: Phần 1: Nuôi con , từ chương 1 đến chương 4, tác giả chia lần lượt 4 nội dung lớn: Ăn ngủ tự lập (phương pháp E.A.S.Y) ; Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần (Wonder Week) ; Ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning) ; và cuối cùng là Dinh dưỡng cho bé.  Phần 2: Dạy con , bắt đầu từ chương 5 đến chương 9, gồm 5 nội dung chính: An toàn cho bé; Tự lập từ trong nôi; Kỷ luật tích cực; Con đi nhà trẻ; và cuối cùng là Bé đi du lịch. Bài viết này sẽ khái quát những nội

Tóm tắt sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn phần 2: Giáo dục sớm

Năng lực cảm nhận âm nhạc Jonh Sebastian Bach  là nhà soạn nhạc, nghệ sỹ người Đức tài ba ( vỹ cầm, organ, đại hồ cầm, đàn harpsichord, ông sinh năm 1685 và mất năm 1750) . Âm nhạc giao hưởng cổ điển của Bach được đánh giá là " có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật." Theo quan sát của Ibuka Masaru, những đứa trẻ ở một nhà mẫu giáo tại một xưởng sản xuất Sony của ông, nếu chúng được cho nghe nhạc Bach trong khi khóc hoặc quấy thì chúng sẽ trở nên vui tươi trở lại.  Nhưng nếu thay bằng một bản nhạc Jazz thì trẻ còn khóc to hơn nữa. Ông cho rằng, có thể với người lớn, nhạc giao hưởng cổ điển có vẻ gì đó thật xa lạ và khó hiểu, nhưng với trẻ thì những âm điệu đó lại rất thú vị. Và điều đó khiến ông cho rằng, trẻ ở tuổi ấu thơ có khả năng cảm thụ âm nhạc những thể loại phức tạp như nhạc giao hưởng. Bơi Ibuka Masaru cho rằng học bơi là một cách rất tốt để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn, tăng cường sự phản xạ của hệ thầ