Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

My Kakeibo: duy trì và cập nhật

Kakeibo phương pháp ghi chép chi tiêu gia đình của các bà nội trợ Nhật Bản, giúp người dùng theo dõi các khoản chi và tiết kiệm tiền bằng việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. (Nguồn: Pexel) Trong năm này mình vẫn duy trì ghi chép Kakeibo và nhận ra có vài điểm khác biệt so với lần ghi chép ban đầu. 1. Có nhất thiết phải mua cuốn sổ Kakeibo không? Mình bắt đầu Kakeibo với một cuốn sổ bình thường và cho đến bây giờ cũng vậy. Để tránh thất lạc, mình có thêm bản điện tử file excel của Google Sheet, rất tiện lợi để chia sẻ với người khác và dễ dàng tính toán, theo dõi. Mình thấy đây là một điểm lợi vì mình không phải trì hoãn việc ghi chép chi tiêu vì phải chờ mua được cuốn sổ Kakeibo. Hơn nữa với Internet không khó để biết bên trong một cuốn sổ Kakeibo sẽ được ghi chép như thế nào. Vậy nên cứ bắt tay ngay với cuốn sổ thông thường nhé. 👌 (Nguồn: Pexel) Mặc dù dùng sổ thường nhưng mình đảm bảo cuốn sổ của mình được ghi chép đúng với cuốn sổ Kakeibo thực sự,

Tối giản căn bếp

Nấu ăn cũng là một nghệ thuật. Ý mình là nghệ thuật sắp xếp. Nếu bạn có một căn bếp riêng của chính mình và cũng là người thường xuyên sử dụng căn bếp đó để nấu những bữa cơm ngon lành, dinh dưỡng cho những người thân yêu thì có lẽ đã đến lúc nhìn lại cách bạn sử dụng và bố trí căn bếp ấy.  Bạn có đang hạnh phúc với công việc bếp núc hàng ngày? Căn bếp có thực sự gắn kết với bạn? Nó có mang lại sự thoải mái, thoáng đãng khi bạn ở đó? Thực sự bếp là nơi giúp chúng ta tạo ra nguồn năng lượng dinh dưỡng và tinh thần cho gia đình. Hãy cùng mình điểm qua vài điều mình nhận ra khi làm bếp nhé! (Hình: Pexel) Tối giản căn bếp của bạn, chỉ giữ lại những thứ thực sự cần thiết: Hẳn là căn bếp chính là nơi có nhiều hộc tủ nhất trong nhà. Nhưng không phải thế mà đồ gì cũng có thể giấu trong tủ, nhất là túi ni lông, chai lọ rỗng. Để gọn gàng, dễ tìm đồ khi cần chỉ nên giữ lại 1-2 món đồ cùng loại.  Chỉ trưng ra một vài món đồ thường xuyên dùng: một vài cái chén, tô, dĩa, thìa, đũa, vá. T

Tối giản áo quần cũ: cho và nhận

Được tặng áo quần mới hoặc cho áo quần cũ (đồ không phải mình tự chọn và mua) thực sự sẽ là nổi ám ảnh nếu chẳng có cái nào mặc được, dùng được. Đồ không thể dùng được chính là rác rồi đúng không, dù là đồ được cho hay do chính bạn mua về? Ai đã từng ngồi xếp đi xếp lại đống áo quần chất đống mà không thể mặc được thì mới hiểu cảm giác bất lực và uất ức. 😮‍💨 Thực sự nếu đồ không thể mặc được nữa cứ vứt đi đừng nuối tiếc. 🤦 (Hình: Pexel) Nói lời từ chối ngay khi được tặng/cho: làm sao có thể nói thẳng thừng lời từ chối với người cho áo quần cũ, đặc biệt nếu họ là người thân của mình? Chậm một nhịp, ngắm nghía đồ và hãy hỏi chính mình: đồ nào mình mặc được, đồ nào khi mặc mình cảm thấy thoải mái, đồ đúng gu của mình nhất, đồ nào mình cần, mình sẽ mặc trong dịp nào? Và sau cùng chỉ cần từ tốn nói với người tặng/cho rằng mình nghĩ là mình không hợp/ không cần đồ này. Hãy luôn tin rằng bản thân hoàn toàn có quyền nhận/ từ chối món đồ được tặng/cho đó. Mình không đồng ý thì đâ

Tối giản dữ liệu trên Google

Khi tài khoản Google báo mức lưu trữ chạm mốc 15GB, để tiếp tục đồng bộ ảnh từ điện thoại, nhận và gửi mail, lưu trữ dữ liệu bạn phải trả phí sử dụng hàng năm. Còn nếu muốn không mất phí thì tại sao không làm một cuộc tổng dọn dẹp Google xoá dữ liệu rác? 🤷 (Hình: Pexel) Google sẽ tính 15GB bao gồm dữ liệu lưu trữ tại Gmail, Drive và Google Photos. Để có thể biết chính xác từng nơi lưu trữ này bạn đã xài bao nhiêu bộ nhớ thì có thể dùng app Google 1. App này cũng giúp bạn dễ dàng lọc ra những dữ liệu kích thước lớn. Bạn sẽ lọc ra và xoá những dữ liệu rác là dữ liệu không dùng đến nữa. Ví dụ những tấm hình, video chất lượng kém, không có nhiều ý nghĩa kỷ niệm với chúng ta; những email đính kèm tệp lớn không cần dùng đến; những file dạng PDF, excel, word ở Google Drive mà lâu nay bạn không dùng tới. Xoá hoặc lưu trữ dữ liệu này về laptop nếu bạn thực sự cần dùng đến.  Một vài điều mình nhận ra khi tổng dọn dẹp dữ liệu rác lần này là: Với Google Photos:  So với việc tạo Album

Xem phim Into the Wild (Về với thiên nhiên)

Điều gì đó đọng lại ... (Hình: Pexel) Vì sao Chris về với thiên nhiên mà lòng mình lại buồn đến vậy? Vì sao Chris được sống với điều mà ông hằng ao ước nhưng mình lại chẳng thấy vui vẻ gì cả?  Phải chăng vì cái giá cho việc được sống tự do giữa thiên nhiên quá đắt đỏ. Rằng ông chẳng bao giờ quay trở lại để kể chuyện hay truyền cảm hứng và giúp đỡ những con nguời như ông - cũng cô đơn trong thế giới hiện đại này. Hay tại vì những ngày tháng cuối đời của Chris - một thanh niên thông minh, giàu có, mạnh mẽ bị bủa vây bởi đói, rét và cô đơn; hay tại vì nỗ lực quay trở lại với thế giới văn minh không thành của ông đã ám ảnh mình. Có rất nhiều điều mình muốn bắt đầu từ hai chữ "giá như", "tại sao".  Đi để trở về hay đi để ra đi mãi mãi. Đi để khẳng định mình hay để làm người khác ân hận, lo lắng, buồn đau vì mình. 🤔 Trăn trở ... (Hình: Pexel) Mình dường như rất mâu thuẫn vì có một bộ phận ca ngợi, thần tượng ông - người dám thực hiện với ước mơ, d

Vì sao từ bỏ Facebook lại khó quá vậy?

Nếu đã từng xoá tài khoản Facebook, ít tương tác với bạn bè, ít đăng bài nhưng rồi lập lại tài khoản mới, hoạt động và kết bạn có chừng mực thì hãy cùng mình điểm qua một vài lý do khiến một vài người cảm thấy khó từ bỏ mạng xã hội này nhé. (Nguồn: Pexels) 1. Bạn bè, người thân đều dùng Facebook : Những người bạn lâu năm không gặp, người thân ít có cơ hội hỏi han và quan tâm giờ lại dễ dàng cập nhật tình hình và nói chuyện trên Facebook điều đó chẳng thú vị hay sao? Với Facebook khoảng cách địa lý không còn là rào cản. Mình đã kết nối lại với rất nhiều người bạn mà từ ngày ra trường cấp 3, đại học mình chưa có cơ hội để gặp lại. Rồi từ những chia sẻ về cuộc sống chúng mình lại cảm thấy đồng điệu về quan điểm sống, sở thích và quan trọng hơn chúng mình khích lệ nhau, chia sẻ điều tích cực cùng nhau cố gắng trong cuộc sống. (Nguồn: Pexels) Việc từ bỏ Facebook sẽ còn khó khăn hơn nhiều khi còn có nhóm gia đình, nhóm lớp học nơi lưu giữ, chia sẻ khoảnh khắc bên ngườ

Thói quen với Thời gian

Việc một người sử dụng thời gian như thế nào sẽ nói lên một phần tính cách và tư duy của người đó. Việc gì bạn ưu tiên, bạn có hay trì hoãn hay đúng giờ không, bạn có thời gian biểu hay thói quen lặp đi lặp lại một vài công việc vào một thời điểm cố định không (Morning/ night routine). Ai cũng có trong tay 24 giờ mỗi ngày nhưng chính việc sử dụng thời gian không giống nhau đã mang đến những mảnh đời thành công hay thất bại khác nhau. Thói quen sử dụng thời gian của bạn là gì? Bạn đã có những bước ngoặt thay đổi như thế nào về thời gian và việc sử dụng nó? Hãy chia sẻ với mình qua bài viết hôm nay nhé! 🥰 1. Thời gian là tài nguyên (Hình từ Pexels) Mình đã từng không suy nghĩ được như thế này cho đến khi đọc được cuốn sách của Brian Tracy.(1) Nó đã thực sự thuyết phục được mình. Cũng như tiền, trí tuệ, khoáng sản, năng lượng tự nhiên thì thời gian cũng chính là tài nguyên. Mà đã là tài nguyên thì mình phải biết phân bổ sử dụng hợp lý. Với mình thời gian là dạng tài nguyên c

Trưởng thành là khi nào?

(Hình: Pexels) 1. Là khi ta biết suy nghĩ cho người khác: Đó là lúc bản thân biết đặt mình vào vị trí của người khác để quan sát, cảm nhận và đánh giá sự việc. Từ đó mà ta có thể đồng cảm với người khác thay vì chỉ trích, phê phán và ghét bỏ.  Hiểu được nguyên nhân sâu xa tại sao người ta lại nghĩ như vậy, nói như vậy và có thái độ như vậy sẽ giúp ta dễ dàng chấp nhận con người đó hơn. 2. Là khi hiểu được chính mình: (Hình: Pexels) Mình là con người như thế nào? Yêu và ghét cái gì? Dễ dãi hay nghiêm khắc, kỷ luật? Hướng nội hay hướng ngoại? Tính xấu và tính tốt ra sao? Điều gì khiến mình (không) hạnh phúc? Điều gì quan trọng nhất đối với mình? Ai là người mình tin nhất, yêu quí nhất?  Công việc, con người, cuộc sống gia đình, bạn bè mà mình hướng đến? Thế mạnh, điểm yếu trong tính cách?  Hiểu được chính mình là lúc mọi khúc mắc bên trong, mâu thuẫn bên ngoài được tháo bỏ. Hiểu được chính mình khiến mình yêu bản thân hơn, yêu cái bản sắc có thể đã từng bị người k

Những bài học về tiền bạc

Trước đây mình rất ngại nói đến chuyện tiền bạc. Thường thì người ta hay tránh nói đến những thứ mà họ thiếu hoặc không có vì mỗi lần nhắc đến sẽ khiến họ cảm thấy kém cỏi so với người khác (những người có nhiều tiền). Thế nhưng giờ đây, dù vẫn chưa có nhiều tiền, mình rất thích đọc và nghe những chia sẻ về tiền bạc: kiếm tiền, sử dụng tiền, tiết kiệm tiền và đầu tư tiền để sinh ra tiền. Tiền bạc có gì xấu xa mà ta phải che giấu và tránh nói đến nó vậy? Một khi hiểu được bản chất của đồng tiền: tiền chính là thước đo giá trị sức lao động, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với công tác an sinh xã hội, với cộng đồng nơi mình sinh sống (thông qua đóng thuế, phí cầu đường, trả lương cho người vệ sinh đường phố) thì ta sẽ không còn thấy tiền bạc là xấu xa nữa.  Vậy suốt những năm qua, tính từ lúc rời xa gia đình đi học đại học, cái ngày đầu tiên mình tự tay chi tiêu từng đồng tiền ba mẹ gửi lên ăn học cho đến bây giờ, mình đã học được những bài học gì về tiền?  Cùng mình kh

Điều gì cản trở bạn sống tối giản

Có rất nhiều lý do để ta chọn sống tối giản nhưng cũng có vô vàn điều cản trở ta sống theo lối sống này.  Cùng mình điểm danh 3 điều khiến một người khó có thể sống tối giản nhé. Let's go! 🙌 1 . Coi trọng sở hữu vật chất: (Hình: Pexels) Nếu coi việc có nhiều đồ đạc là thước đo của sự giàu có và thành đạt thì có lẽ bạn sẽ rất khó sống tối giản được. Vì người sống tối giản sở hữu ít hoặc rất ít đồ đạc. Đồ đạc không làm họ hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ sự tự do: giải phóng bản thân khỏi đồ đạc và việc sở hữu chúng thật nhiều. Nếu coi việc sở hữu nhiều đồ đạc sẽ khiến người khác ngưỡng mộ và kính trọng bạn thì bạn khó mà sống tối giản được. Vẻ ung dung tự tại, sống chậm rãi, biết thưởng thức cuộc sống hiện tại, niềm hạnh phúc, sự bình an toát ra từ dáng vẻ của người sống tối giản mới là điều đáng ngưỡng mộ.  " Save money to work less, not buy more ", tiết kiệm tiền để làm việc ít đi không phải để mua sắm nhiều hơn. 2. Ám ảnh bởi quá khứ khó khăn và thiếu thốn:

3 điều mình hiểu sai về Tối giản

Tối giản chỉ là một lối sống, được hình thành vài năm trở lại đây và khởi đầu từ nước Nhật Bản. Nguồn: Pexels Thực tế: Tối giản là một chủ nghĩa hẳn hoi nhé. Xuất hiện từ những năm 1960 ở Mỹ, chủ nghĩa tối giản được ứng dụng trong mỹ thuật, âm nhạc.(1)  Theo Longman Dictionary, Chủ nghĩa tối giản là một phong cách mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, lĩnh vực khác mà chỉ sử dụng một vài ý tưởng hoặc mẫu thiết kế đơn giản.(2) Từ trước đến nay, người dân Nhật Bản được biết đến với lối sống ngăn nắp, ít đồ đạc. Một phần là do đa số nhà của người Nhật có diện tích nhỏ, phần là để tránh thương vong do va đập đồ đạc khi xảy ra động đất. Ngoài ra, thay vì mua sắm, tích trữ đồ dùng, người Nhật tập trung vào những giá trị tinh thần, sức khoẻ và sự thoải mái. Đây cũng chính là những đặc điểm của lối sống tối giản. Lối sống Tối Giản ư! đơn giản là cứ bỏ đi đồ đạc không dùng nữa thôi mà.   Nguồn: Pexels Thực tế: Vứt bỏ đồ đạc không dùng chỉ là một trong số những việc đơn giản khác để bắt đầu

Lối sống tối giản, đồ đạc và nhiều hơn thế

Chọn lối sống Tối Giản, tại sao không? Nguồn: Pexels Thời gian gần đây, nhiều người quan tâm và nói nhiều về lối sống Tối Giản. Nhiều kênh YouTube lập ra để chia sẻ không gian sống tối giản. Nhà càng ít đồ, càng nhiều không gian trống càng tốt. Người độc thân hay sống với gia đình, người nuôi hoặc không nuôi thú cưng, không chỉ có người Châu Á, mà người Châu Âu, Châu Mỹ cũng đang sống tối giản.  Điểm chung, khi sống tối giản họ cảm thấy khoẻ hơn, vui hơn và rất rất yêu ngôi nhà của mình.🤗😍 Tại sao vậy? Nhiều người bắt đầu nhận ra mặt trái của lối sống vật chất: mua sắm quá mức cần thiết khiến cho không gian sống bị thu hẹp vì để chứa đồ đạc, không có thời gian để dọn dẹp, không có khoảng trống để thở và sống. Rồi thời trang nhanh (Fast fashion) xuất hiện với giá thành rẻ, mẫu mốt bắt mắt nhưng chất lượng kém thì những lo lắng về rác thải là áo quần ra môi trường là rất lớn. 🤔 Nhiều người quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống và tương lai của môi trường Trái Đất. Họ ý thức hành vi ti