Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2022

Fonos và Waka: Bạn thích ứng dụng nào hơn?

Nguồn: Canvas Bạn biết gì về Fonos và Waka? Fonos và Waka đều là hai ứng dụng đọc và nghe sách điện tử tiếng Việt có bản quyền trả phí hàng đầu ở Việt Nam. Waka chính thức hoạt động từ năm 2014 còn Fonos vào năm 2019. Hai ứng dụng này đều có số lượng người dùng lớn trên Google Play. Như Waka là 1 triệu lượt tải xuống(1) và hơn 3 triệu người dùng(2), còn Fonos là 100 ngàn lượt tải(3). Nguồn: Waka Ngoài ra, Fonos có thêm nội dung nghe Tóm tắt sách, Thiền, Nhạc thư giãn và Truyện ngủ. Trên Waka thì có thêm phần truyện tranh mới được sáng tác (được mua bằng Hạt sồi), tạp chí.  Nguồn: Fonos Fonos và Waka có gì thú vị? Sách nói - Audiobook: Về sách nói, Fonos chất lượng hơn hẳn. Giọng đọc rất truyền cảm đến từ các diễn viên lồng tiếng nhưng chủ yếu là giọng miền Nam. Điều thú vị ở Fonos một số cuốn sách được đọc bởi chính tác giả của cuốn sách đó, ví dụ như cuốn "Đi khi ta còn trẻ" của nhà báo Nguyễn Anh Ngọc hay cuốn sách "Một cuốn sách về chủ nghĩa Tối giản" của chị N

Sách và kiến thức: 6 nguyên tắc dạy con

D ưới đây là 06 nguyên tắc mà có lẽ được nhiều cuốn sách làm cha mẹ nhắc đến một cách trực tiếp hay gián tiếp.  Mình nhận ra giữa những cuốn sách mà mình đã đọc có những điểm giao nhau về ý tưởng của các tác giả, cũng là điều khiến mình cảm thấy lý thú muốn chia sẻ đến các bạn: Tôn trọng con Làm cha mẹ cũng cần phải học Giáo dục là nêu gương Để dạy con, cha mẹ cần có phương pháp đúng và phù hợp Giáo dục là tạo thói quen tốt ngay từ nhỏ Giúp con tự lập là mục đích cuối cùng của giáo dục. *** Nguyên tắc Tôn trọng con Dù bạn đang áp dụng phương pháp nuôi dạy nào thì đừng quên rằng con cũng cần được bạn tôn trọng. Pixabay.com Trong cuốn sách  "Đọc vị những vấn đề của trẻ" , mặc dù khuyên các cha mẹ nên sớm áp dụng phương pháp nuôi con EASY nhưng Tracy Hogg vẫn nhấn mạnh một điều: "Hãy quan sát các tín hiệu của con, tình trạng sức khỏe của con và đừng ép con tuân theo các mốc thời gian của EASY." Ngoài ra, tác giả cũng nói rằng đừng xem EASY như thời gian biểu cứng nhắc,

Tổng hợp sách: Tình bạn trong những trang sách

  1. Dế Mèn phiêu lưu ký: Internet. Khi đọc " Dế Mèn phiêu lưu ký"  mình nhận ra ban đầu Dế Mèn không có bạn. Khi còn là hàng xóm của Dế Choắt, cậu không mấy quan tâm đến người hàng xóm ốm yếu và xấu số này. Dế Mèn sẵn sàng góp ý cho Choắt xây hang như thế nào cho chắc chắn an toàn nhưng lại không đủ lòng trắc ẩn để giúp Choắt xây đường thông từ hang của Choắt sang hang của Mèn những lúc nguy khốn.  Nhưng thời gian dần trôi qua, giống như câu tục ngữ  "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" , Mèn ta hiểu được thế nào là tình bạn. Mèn từ một chú dế vô tâm, háu chiến, coi thường người yếu hơn mình đã trở thành chú dế biết quan tâm đến mọi người, đặc biệt là kẻ yếu. Trong lần chu du thứ hai của mình, Mèn chữa bệnh cho Dế Trũi sau trận ẩu đả với bọn bọ Muỗng cũng là người bạn đồng hành trong chuyến chu du này của cậu. Khi tham gia đấu trường võ sĩ cào cào, Mèn quyết định không tham gia đấu võ với Trũi ở vòng chung kết bởi Mèn hiểu rằng việc tranh giành vị thứ sức mạnh cơ

Cảm nhận phim: Con đường đến trường

Bạn còn nhớ con đường đến trường ngày bé của mình như thế nào không? Mình cũng không mấy quan tâm cho lắm cho đến khi xem được phim này của Trung Quốc: Walking to school. Nhân vật chính: Phim kể về việc đến trường của hai chị em nhà Naxiang và Wawa. Để đến trường Naxiang phải treo mình bằng dây vải, lơ lửng trên dây cáp rồi trượt dài vượt qua con sông lớn, sâu và chảy xiết. Với Naxiang, việc này không có gì đáng sợ nhưng với mẹ của em thì khác. Vì quá ám ảnh chuyện rơi xuống dòng sông mà mẹ của Naxiang nhất quyết không cho cậu con trai duy nhất trong nhà là Wawa vượt sông đi học như chị mình hay là đi gọi bác sỹ đến khám cho bà nội trong lúc nguy cấp. Cậu bé Wawa có thân hình nhỏ nhắn, khuôn mặt khôi ngô, đi chân đất, mặc chiếc áo khoác màu vàng rộng hơn người đang loay hoay với những dây và móc tập luyện vượt qua sông trên mái nhà. Đến một ngày nọ, cậu canh giờ mẹ đi làm đồng, ngụy trang người nộm trên mái nhà bằng chiếc áo khoác của cậu và trượt theo dây cáp băng qua sông

Tài chính cá nhân: Kakeibo là gì?

Kakeibo là gì?  Hình: Pixabay.com Kakeibo là cách ghi chép chi tiêu gia đình hàng tháng của các bà nội trợ Nhật Bản. Kakeibo được tạo ra bởi một nữ nhà báo người Nhật Bản tên là Motoko Hani (1) và đăng lần đầu tiên trên một tạp chí phụ nữ Nhật Bản vào năm 1904. Tại sao lại có thể tiết kiệm tiền bằng việc ghi chép chi tiêu?  Hình: Pixabay.com Ghi chép và theo dõi các khoản chi tiêu theo ngày, tuần, tháng giúp ta có bức tranh tổng quát về việc chi tiêu, biết được tiền đã được dùng vào những việc gì, khoản nào tiêu ít, khoản nào tiêu nhiều, khoản nào (không) cần thiết. Từ đó, có thể điều chỉnh, cắt giảm những khoản không cần thiết và tiết kiệm tiền. Kakeiko trông như thế nào?  Nó thực chất cũng chỉ là những cuốn sổ ghi chép bình thường. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cuốn sách gồm hai phần: Phần giới thiệu về phương pháp Kakeiko và phần sổ ghi chép chi tiêu trong một năm.  Bạn hoàn toàn có thể mua một cuốn sổ tay và tự kẻ ô, phân hàng hoặc bạn cũng có thể lập bảng Excel nhưng

Cách tạo thói quen đọc sách cho người mới bắt đầu

Động lực đọc sách: Đọc sách để làm gì? Pixabay.com Việc một người nghĩ gì về những cuốn sách, về việc đọc sách sẽ quyết định phong cách đọc cũng như thể loại sách mà người đó sẽ chọn đọc. Với nhiều người, đọc sách là để giải trí nhưng cũng có người đọc sách để lấy thông tin và học hỏi kiến thức. Có người chỉ thích đọc sách hư cấu (fiction: truyện, tiểu thuyết), sách hồi ký, số khác lại thích đọc nonfiction,  self-help.  Những cuốn sách đơn thuần là nơi chứa những thông tin, sự việc được sắp xếp theo một ý đồ nào đó của người viết. Việc phân loại sách chỉ mang tính tương đối dựa vào cách viết và mục đích riêng của tác giả. Đôi khi đọc một cuốn sách fiction nhưng lại có rất nhiều bài học và kiến thức trong đấy chẳng khác gì đọc một cuốn nonfiction cả.  Vì vậy, bạn hãy thử tìm cho mình một vài lý do nặng ký đủ sức thuyết phục bạn hình thành và duy trì thói quen đọc sách trong suốt quãng đời còn lại nhé! Hoặc đơn giản đọc sách chỉ để đọc thôi cũng được mà. Khởi đầu càng dễ càng tốt thói qu

Tóm tắt sách: Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói

Nguồn gốc: Hình bìa của cuốn sách "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói". (Nguồn: Goodreads) Trong danh sách những cuốn sách làm cha mẹ, "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói "(1) không phải là một cuốn sách mới toanh.  Thực tế, nó được xuất bản lần đầu vào năm 1982. Tác giả của cuốn sách này là Adele Faber và Elaine Mazlish là chuyên gia người Mỹ về giao tiếp giữa người lớn và trẻ em.  Tên tiếng Anh của cuốn sách này là: " How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk."(2) Nội dung chính của cuốn sách "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói" : Hình bìa cuốn sách phiên bản tiếng Anh. (Nguồn: Goodreads) Cuốn sách gợi ý cho các ông bố bà mẹ cách trò chuyện với con cái của mình sao cho đứa trẻ cảm nhận được sự tôn trọng, quan tâm, đồng cảm và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng. Từ đó, đứa trẻ sẽ mở lòng trò chuyện với cha mẹ của mình nhiều hơn. Cụ thể là cuốn sách được chia làm 7 p