Chuyển đến nội dung chính

Tài chính cá nhân: Kakeibo là gì?

Kakeibo là gì? 

Hình: Pixabay.com

Kakeibo là cách ghi chép chi tiêu gia đình hàng tháng của các bà nội trợ Nhật Bản.

Kakeibo được tạo ra bởi một nữ nhà báo người Nhật Bản tên là Motoko Hani (1) và đăng lần đầu tiên trên một tạp chí phụ nữ Nhật Bản vào năm 1904.

Tại sao lại có thể tiết kiệm tiền bằng việc ghi chép chi tiêu? 

Hình: Pixabay.com

Ghi chép và theo dõi các khoản chi tiêu theo ngày, tuần, tháng giúp ta có bức tranh tổng quát về việc chi tiêu, biết được tiền đã được dùng vào những việc gì, khoản nào tiêu ít, khoản nào tiêu nhiều, khoản nào (không) cần thiết. Từ đó, có thể điều chỉnh, cắt giảm những khoản không cần thiết và tiết kiệm tiền.

Kakeiko trông như thế nào? 

Nó thực chất cũng chỉ là những cuốn sổ ghi chép bình thường. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cuốn sách gồm hai phần: Phần giới thiệu về phương pháp Kakeiko và phần sổ ghi chép chi tiêu trong một năm. 

Bạn hoàn toàn có thể mua một cuốn sổ tay và tự kẻ ô, phân hàng hoặc bạn cũng có thể lập bảng Excel nhưng hãy cố gắng đảm bảo có đầy đủ 4 phần nội dung dưới đây nhé:

Phần 1: Xác định ngân sách và mục tiêu của bạn

Pixabay.com

Ở phần này bạn sẽ có 4 mục như sau:

1. Viết ra thu nhập của bạn (Không bao gồm: quà, lương tháng 13, khoản tiền hoàn thuế. Thu nhập là khoản tiền mà bạn kiếm được hàng tháng.)

2. Viết ra các khoản chi cố định của bạn.

3. Viết ra số tiền bạn muốn tiết kiệm trong 1 tháng

4. Biết được số tiền còn lại bạn sẽ dùng trong 1 tháng = Thu nhập - Khoản chi - Tiền tiết kiệm. Đây chính là khoản tiền bạn sẽ theo dõi việc chi tiêu trong 1 tháng, ngoài các khoản chi cố định ra. 


Phần 2: Phân loại các khoản chi, gồm 4 loại

Pixabay.com

1. Thiết yếu: 

+ Siêu thị

+ Thuốc

+ Đi lại

+ Đồ dùng trẻ em

+ Thức ăn đồ dùng khác.

2. Khoản chi có thể lựa chọn/ cân nhắc: 

+ Mỹ phẩm

+ Mua sắm

+ Quà

3. Giải trí

+ Sách, tạp chí, báo

+ Âm nhạc

+ Xem phim

+ Trình diễn

+ Nhà hàng

+ Bar, cà phê

+ Quán bánh ngọt, bánh mỳ.

4. Phát sinh

+ Bệnh viện

+ Du lịch

+ Đồ điện tử

+ Sửa chữa

+ Nội thất.

Phần 3: Ghi chép chi tiêu theo tuần

Hàng ngang đầu tiên: Tháng: ... Tuần thứ (1/2/3/4/5) Số tiền bạn có: ...

Bảng: gồm 9 cột dọc, 6 hàng ngang.

Hàng ngang đầu tiên: Phân loại - Thứ 2 ngày ...- Thứ 3 ngày ...-  ... cho đến Chủ Nhật, ngày... - Tổng chi (Theo các loại khoản chi trong hàng ngang).

Hàng ngang thứ 2 đến thứ 5 lần lượt điền 4 loại chi tiêu à: Thiết yếu - Lựa chọn - Giải trí - Phát sinh.

Hàng ngang thứ 6: Tổng chi (cộng theo ngày)

Đây là ví dụ bảng theo dõi chi tiêu theo tuần. Hình: Internet.

Phần 4: Tổng kết và đánh giá cuối tháng

Bước 1: Tính tổng chi phí các tuần của các khoản dưới đây

1. Thiết yếu = tuần 1 + tuần 2 + tuần 3 + tuần 4 + tuần 5.

2. Lựa chọn

3. Giải trí

4. Phát sinh

5. Các khoản đặc biệt trong 4 loại trên (Là những khoản chi chiếm phần lớn ngân sách của bạn).

6. Hóa đơn (điện, nước, internte, ga).

Một ví dụ khác cách ghi chép Kakeibo. Hình: internet.

Bước 2: Tổng kết và đánh giá

1. Viết ra tổng chi tiêu của từng tuần.

2. Viết ra tổng chi của các hóa đơn.

3. Viết ra toàn bộ chi phí của 1 tháng = tổng chi phí của các tuần

4. Số tiền bạn có ban đầu (thu nhập - chi phí cố định - tiền tiết kiệm)

5. Số tiền bạn thực chi cho 1 tháng

6. Số tiền thực tế bạn đã tiết kiệm được = Số tiền bạn có ban đầu - số tiền thực chi.

Nào bạn còn chần chờ gì nữa, cùng bắt tay làm cuốn sổ tay Kakeiko và theo dõi chi tiêu trong tháng này nhé.

Câu chuyện Kakeibo của mình:

Lần đầu tiên mình biết đến phương pháp Kakeibo là từ một lần xem được video này trên kênh Soi Sáng:


Nhưng cũng tiếc là sau khi xem video này mình không tìm hiểu phương pháp Kakeibo đến nơi đến chốn và tiếp tục ghi chép chi tiêu theo cách cũ.

Tuy nhiên, bẵng đi một thời gian mình tiếp tục đọc về Kakeibo. Vì với cách ghi chép cũ, mình vẫn chưa cảm nhận được sự liên kết giữa mình và dòng tiền mình đang tiêu. Mình vẫn hoang mang không biết tiền đã đi về đâu, luôn trong tình trạng "đầu voi đuôi chuột", "hụt hơi" mặc dù đã áp dụng một trong những mẹo như chờ 3 ngày mới quyết định mua hàng hay cân nhắc giữa cần và muốn hay luôn tạo danh sách mua sắm khi đi siêu thị. 

Khi đọc được cuốn sách "Kakeibo - The Japanese Art of Saving Money" (2) của nhà báo Motoko Hani mình mới biết như thế nào là một cuốn sổ Kakeibo. 

Tin mình đi, đọc cuốn sách này dễ hiểu hơn nhiều khi xem video trên. Mặc dù là trong video trên của Soi Sáng bạn sẽ còn biết thêm vài mẹo chi tiêu khác ngoài Kakeibo 😂 hoặc ít nhất cũng bạn sẽ biết được tại sao ghi chép bằng tay, bút mực và sổ sách giúp bạn quản lý tiền bạc tốt hơn là chỉ dùng các ứng dụng hay máy vi tính.

Quay lại cảm nhận của mình sau vài tháng dùng sổ Kakeibo. Đầu mỗi tháng, mình lên danh sách mua sắm (bao gồm thực phẩm, hàng thiết yếu, áo quần, đồ chơi, bỉm tả). 

Việc ghi chép giúp mình tạo thói quen cân nhắc đồ gì cần thiết phải mua dựa trên số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí hoá đơn. Nhờ vậy mà mình luôn biết rõ trong tháng đó mình cần mua gì, cái gì không thể không mua (vì không đủ tiền) cái gì có thể trì hoãn đợi đến khi có tiền mua cũng được. Tránh trường hợp, chưa hết tháng mà đã hết tiền còn đồ cần dùng lại không có để xài. Đó chính là cảm giác mà mình mong muốn có được: "tự do và kiểm soát" với đồng tiền.

"Money is your servant, not your master". Tiền là người phục vụ không phải là ông chủ. Dù chỉ là một xu nhỏ nhưng nếu mình biết lúc nào nên tiêu lúc nào không nó cũng mang lại cho mình một quyền năng lớn lao.

(Lần cuối chỉnh sửa: 18.5.23)

Tham khảo thêm tại:

1.https://en.wikipedia.org/wiki/Kakeibo

2.https://www.goodreads.com/book/show/37654095-kakebo---the-japanese-art-of-saving-money?ac=1&from_search=true&qid=pqoJbMUHqy&rank=1

Bài viết được xem nhiều

Sách và kiến thức: Phương pháp E.A.S.Y là gì?

Phim và bài học: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Những mùa Giáng sinh không thể quên

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ