Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2020

Phim và bài học: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên: Suy nghĩ về Ganh tỵ

Trong bộ phim  "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" (tiếng Anh là: Little house on the prairie - 1974) có một tập phim cô chị cả Mary nhà Ingals được đại diện vùng Walnut Grove tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn toán toàn bang Minnesota ở thành phố Minneapolis, Mỹ. Laura Ingals (cô con gái thứ hai của nhà Ingals) cảm thấy bản thân thật kém cỏi và nhiều lần đã ganh tị với năng lực học tập của chị mình. Cô bé đã thú nhận và xin lỗi Mary: "Mary, em xin lỗi vì đã ganh tị với chị. Vì em không học giỏi như chị!" Mary cũng thành thật thừa nhận rằng: "Xin lỗi em, chị đã nhiều lần ganh tị với em, vì chị nghĩ bố yêu thương em hơn chị!" ---------- Trong lúc chị gái Mary và mẹ (Caroline Ingals) ở Minneapolis, cô bé Laura trở thành người phụ nữ của gia đình, quán xuyến mọi việc, từ nấu ăn cho bố và em Carrie (em út nhà Ingals), chăm sóc cho Carrie, thu hoạch trứng gà mang ra thị trấn bán.  Thực ra mọi việc không suôn sẻ một chút nào. Cô bé cố gắng làm một cái bánh th

Tóm tắt sách: Bốn thỏa ước

Từ ngữ tổn thương Nói xấu sau lưng người khác. Điều này không giúp cuộc sống của bạn tốt lên được. Bởi, nó chỉ khiến bạn lan tỏa những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực cho bản thân mình và đến với những người xung quanh. Con người sẽ cư xử với nhau một cách ngờ vực, không hài lòng lẫn nhau, không tôn trọng lẫn nhau, không chấp nhận, lắng nghe lẫn nhau. Và chẳng có điều gì là tồi tệ hơn thế. Bởi cuộc sống của chúng ta là một chuỗi phản ứng. Nếu bạn tốt và vui vẻ với mình, mình sẽ tốt và vui vẻ với bạn. Nếu bạn nở với mình một nụ cười, mình sẽ cười lại với bạn. Và cứ như thế, nếu chúng ta cứ đối xử với nhau bằng những lời chê bai, chỉ trích, thái độ nóng giận, trách móc thì chúng ta chỉ nhận lại những cảm xúc tiêu cực mà thôi. Tức giận và đưa ra những nhận xét tiêu cực với chính bản thân mình và người khác. Bạn đã bao giờ nói với ai đó rằng những câu như sau:  - Cậu không làm được cái này cái kia đâu?  - Giọng hát của anh thật là dở tệ?  - Mặt anh thật xấu xí?  - Gu thời trang của cô thật lỗi

Kỹ năng viết Muốn viết hay, hãy đọc nhiều

Trước khi bắt tay vào viết một cái gì đó. Có vài người cứ thắc mắc việc học văn của bản thân là dở tệ. Đối với họ học văn thật là khó. Ừ! Thực sự là rất khó. Nhưng, không phải vì vậy mà không có cách để viết một bài văn hay (rõ ràng, súc tích, dài vừa đủ). Thu thập kiến thức trước khi viết: Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng có chia sẻ để sáng tác thơ ông phải đọc thơ. Rõ ràng là ta không thể viết nếu không có kiến thức về đối tượng mà ta muốn viết. Viết - đơn giản cũng là một để cách để giao tiếp, như khi chúng ta nói, hát, nhảy múa vậy. Viết nhằm trình bày sự hiểu biết và suy nghĩ của bản thân về một chủ đề nào đó. Mà muốn có hiểu biết thì phải đọc, phải thu thập thông tin, kiến thức. Bởi không ai tự nhiên ngồi không nghĩ ra được kiến thức cả, nếu mà có thì đó là những kiến thức suông, mang chủ quan và cảm tính nhiều hơn. ( 🤔 Nhưng khổ một nỗi là, từ lâu nay, thói quen đọc sách, đọc tài liệu chưa được hình thành hoặc còn dang dở. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu cũng không được trang bị, nên cà

Tóm tắt sách: Chờ đến mẫu giáo đã muộn phần 1

Cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn"   gồm 3 chương. Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính của 3 chương. Tên tựa đề là do mình tự đặt cho dễ nhớ, mình dựa vào tiêu chí nội dung chính tác giả đề cập trong từng chương:  Khả năng trí tuệ Trong chương 1 Ibuka Masaru bàn về khả năng trí tuệ của trẻ. Một vài quan điểm chính của tác giả như: Khả năng trí tuệ của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi.  Lúc mới sinh ra, tất cả các đứa trẻ đều có năng lực như nhau.  Trẻ có thể tiếp thu bất kỳ cái gì mà chúng có hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ là nguyên mảng. Tức là ghi nhớ thông tin, hình ảnh mà không cần phân tích, chuyển đổi như người lớn. Đặc biệt, trong chương này, tác giả muốn nhấn mạnh mục đích của việc " giáo dục tuổi ấu thơ không phải để tạo ra thiên tài mà là để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh ." Môi trường sống  Chương 2 Ibuka Masaru tập trung nói về môi trường sống - nơi mà cha mẹ tạo r

Tóm tắt sách Thuật quản lý thời gian phần 3: Những ứng dụng thực tế

Cách sử dụng điện thoại hiệu quả: Pixabay.com Điện thoại là sự phá hoại đến từ  "tính tò mò" . Hãy quản lý thời gian với chiếc điện thoại của bạn bằng những cách sau: Hãy  tắt chuông điện thoại  trong khi làm việc (nếu có thể).  Nhóm các cuộc gọi  của bạn nếu như bạn cần thực hiện nhiều cuộc gọi trong ngày và hãy làm nó vào cùng một thời điểm.  Hãy lịch sự, chuyên nghiệp và hiệu quả:  Hãy bắt đầu và kết thúc cuộc gọi một cách nhanh chóng bằng việc đi thẳng vào vấn đề. Để làm được điều này, bạn phải chuẩn bị kỹ càng và chính xác về nội dung cũng như thời gian của cuộc điện thoại.  Quản lý cuộc họp hiệu quả: pixabay.com Động lực để suy nghĩ về việc cần có một cuộc họp hiệu quả đó là:  hãy tính toán cụ thể chi phí của cuộc họp mà công ty bạn sẽ phải bỏ ra. Cụ thể, hãy nhân số giờ cuộc họp sẽ diễn ra với số tiền lương tính theo giờ của những người sẽ tham gia vào cuộc họp.  Xác định ai? - là người  cần phải tham gia cuộc họp để tránh việc có những người không cần thiết phải tham

Tóm tắt sách Thuật quản lý thời gian phần 2: Kế hoạch và công việc hàng ngày

Khi thực hiện kế hoạch và danh sách công việc hàng ngày,  Brian Tracy  có một vài lời khuyên như sau: GIỮ ĐÚNG HƯỚNG Giữ đúng hướng là một kỹ năng quan trọng quyết định những gì bạn viết ra giấy có thực sự được hiện thực hóa và đạt được kết quả như bạn đặt ra.  Bạn phải hiểu được rằng  "nhiệm vụ của bạn là tập trung vào cách sử dụng thời gian có giá trị nhất và rèn luyện bản thân để có thể liên tục làm việc với một số ít hoạt động có đóng góp lớn nhất cho công việc của bạn."  Ngoài ra, có hai việc khác cần phải làm:  Xây dựng cho mình một nguyên tắc lối sống , bằng cách hỏi bản thân:  "Cách sử dụng thời gian có giá trị với bạn vào lúc này là gì?"  và sau đó hãy rèn luyện bản thân để bắt đầu và hoàn thành hành động đó.  Xác định tính quan trọng hay cấp bách của công việc thông qua ma trận quản lý thời gian. Ma trận thời gian. Nguồn: Internet. Việc quan trọng:  là việc có tác động lâu dài đến sự nghiệp của bạn.  Nhiệm vụ cấp bách:  là việc không thể trì hoãn. Bạn cần

Tổng hợp sách: động lực ở bên trong

Neale S. Godfrey  tác giả của cuốn sách "Tiền không mọc trên cây" (2006) cho rằng để thuyết phục một đứa trẻ 3 tuổi tiết kiệm tiền, hãy cho con biết rằng con sẽ dùng số tiền này mua những thứ mà con yêu thích. Chính cảm giác sung sướng khi có được món đồ mà con hằng ao ước sẽ khiến con vui vẻ tự giác cất giữ một phần tiền tiêu vặt của mình và cũng tự giác cân nhắc không hoang phí tiền bạc.  Brian Tracy  tác giả của cuốn sách "Thuật quản lý thời gian" (2008)(1) cũng chia sẻ một trong những yếu tố quyết định thành công trong việc quản lý thời gian là bản thân phải xác định được  "những tôn chỉ cá nhân"  cũng là những  mục tiêu quan trọng  của cuộc đời. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể nghiêm túc sử dụng thời gian của mình một cách cần mẫn, có tính toán, có chủ đích và hiệu quả được.  Từ hai ví dụ trên cùng với những gì mà mình đã trải qua (được nhìn thấy hoặc là người trong cuộc), để tự giác hành động (dù là việc tốt hay việc xấu) thì trước t

Tóm tắt sách Thuật quản lý thời gian phần 1: Thời gian cũng là tài nguyên

1. Động lực Khi nói đến tài nguyên thì nghĩ đến tiền, ít ai nghĩ thời gian cũng là một tài nguyên quí giá. Pixabay.com Để quản lý thời gian Brian cho rằng cần phải có động lực . Chỉ khi nào hình thành được động lực, thì chúng ta mới có đủ quyết tâm để quản lý thời gian hiệu quả. Hay nói cách khác, việc quản lý thời gian sẽ trở nên ý nghĩa hơn với chúng ta và dần dà nó sẽ trở thành một kỹ năng bền vững .  Vậy làm thế nào để có được động lực? - Brian Tracy khuyên hãy bắt đầu với hai việc sau:  Xác định các giá trị ta coi trọng;  Suy nghĩ về tầm nhìn và sứ mệnh của mình.  Cùng tìm hiểu hai yếu tố này nhé! 2. Làm thế nào để xác định giá trị quan trọng? Brian Tracy tin rằng: chúng ta không thể quản lý thời gian hợp lý nếu như không biết chính xác những tôn chỉ của bản thân hay còn được hiểu là những điều quan trọng nhất đối với mình.  Ví dụ như chúng ta mong cầu có sức khỏe tốt, có tài chính vững mạnh, có một gia đình hạnh phúc, có kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó. Bởi ông t

Tóm tắt sách: Người giàu có nhất thành Babylon

Kim chỉ nam Trả tiền cho bản thân trước tiên, trích ra 1/10 trong tổng số tiền kiếm được giữ riêng cho bản thân, cho dù số tiền kiếm được rất nhiều hay rất ít đi nữa. Sau đó lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và không vượt quá số tiền còn lại. Biến đồng tiền kiếm được trở thành những tên nô lệ làm việc cho bản thân - bằng cách đầu tư, cho vay từ đó số tiền kiếm được sẽ tạo ra lợi nhuận, làm cho bản thân trở nên giàu lên, giàu lên mãi như bản thân muốn. Tìm kiếm lời khuyên giá trị từ người khác về sử dụng đồng tiền để đầu tư làm giàu. Bạn nỗ lực càng nhiều thì số tiền thu nhập càng cao. Nếu chúng ta kiên trì, chăm chỉ thì vẫn gặt hái được thành tựu; Sự may mắn có thể có được nếu chúng ta biết nắm lấy cơ hội. 7 Cách chữa trị túi tiền rỗng: Tích lũy tiền theo tỷ lệ 1/10: tiết kiệm 10 phần trăm trên tổng số tiền thu nhập hàng tháng. Lên kế hoạch chi tiêu đảm bảo những nhu cầu cần thiết. (Cần khác muốn nhé!) Dùng số tiền tiết kiệm đầu tư sinh lợi: bằng cách cho người khác vay, hoặc đầu tư kinh do