Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2020

Cảm nhận sách: Không gia đình

Lão Barberin *** Lão Barberin không phải là một người cha như Rémi vẫn nghĩ, cho dù lão là người tự tay nhặt lấy Rémi và là người quyết định nuôi Rémi: Rémi đã háo hức chờ cái ngày được nhìn thấy cha nuôi của mình trở về, để được xà vào lòng và được ôm hôn, âu yếm. Nhưng không, lão đã không nhìn Rémi một cách trìu mến như má Barberin nhìn cậu. Trái lại, lão còn tỏ bực dọc, không hài lòng khi má vẫn giữ nuôi Rémi. Và cuối cùng, lão đã tống cổ cậu ra khỏi nhà bằng cách bán cậu cho cụ Vitalis.  Cụ Vitalis *** Cứ nghĩ rằng bỏ tiền ra để mua một cậu bé để làm việc cho mình, mà lại ở trong gánh xiếc, rồi cách ông cụ dứt khoát kéo tay Rémi đi ra khỏi nhà của lão Barberin. Mặc cho cậu van xin ông cụ để được ở lại với má Barberin, thì ông chắc hẳn là một người bóc lột sức lao động trẻ con và không phải là người có trái tim nhân hậu. Nhưng có lẽ đã nhầm. Ông cụ xứng đáng là một người thầy đáng có cho bất kỳ đứa trẻ nào muốn được khôn lớn.  Tình yêu của cụ dành cho Rémi Với cụ, lao động là thứ đầ

Cảm nhận sách: Chuyện con mèo dạy hải âu biết bay

Môi trường biển Mở đầu câu chuyện là cái chết thảm thương của cô hải âu - Kengah. Vì đôi cánh dính phải dầu từ tàu tràn ra biển, Kengah đã cố gắng hết sức lực của mình bay về phía bạn công nơi có chú mèo tên là Zorba được nuôi nấng bởi một người chủ tử tế. Cố lấy hết sức bình sinh của mình, cô cố gắng sinh ra một quả trứng và trút hết hơi thở cuối cùng để nhắn gửi với Zorba ba điều: Zorba sẽ không ăn quả trứng, phải nuôi hải âu con và giúp hải âu con biết bay. Đến đây, ngẫm lại, nếu đôi cánh của Kengah không dính phải dầu do con người đổ tràn ra biển thì liệu rằng quả trứng (là Lucky sau này) mà cô sinh ra có mồ côi mẹ từ lúc lọt lòng hay không? Và chính cô cũng sẽ không phải ra đi một cách bất đắc dĩ khi mà không thể biết chắc chắn được số phận của quả trứng sẽ đi về đâu. Tình yêu thương muôn loài Mặc dù chẳng phải là những con vật cùng loài, nhưng bầy mèo đã vô cùng thương tiếc cho số phận hẩm hiu của Kengah. Chúng đã tiếc khi không kịp biết tên cô là gì, để rồi chúng sẽ dùng cái tên

Cảm nhận sách: Dế Mèn phiêu lưu ký

Bức tranh đồng quê Hình bìa sách. Nguồn: Internet. Chẳng thể nào phủ nhận được rằng thế giới côn trùng mà tác giả cố gắng tạo nên vô cùng sống động. Nhảy ra từ trong trang sách nào là đủ các loại dế: dế Mèn, dế Choắt, dế Trũi; rồi nào là bác Xén Tóc, đàn Bướm, bầy Châu Chấu, chim Cốc, Cóc, Kiến; đồng cỏ xanh mướt, dàn mồng tơi, đêm hè thanh vắng, yên bình. Nếu bảo rằng, những đứa trẻ thành phố ngày nay được sống trong những khu chung cư cao tầng, ngôi nhà kín cổng cao tường, chúng làm sao mà có được những trải nghiệm tuổi thơ nơi đồng quê thì xin cứ hãy đọc DMPLK của Tô Hoài. Chẳng cần đi đâu xa, cứ đọc và rồi mường tượng cái cảnh đồng quê, nơi những đứa trẻ chẳng có Ipad, Laptop, Smart phone, Facebook hay Tiktok, chúng đi bắt dế, chơi dế chọi, chỉ vậy thôi.  Những bài học của dế mèn Khi đọc lại DMPLK, thật chậm rãi, thật bất ngờ là có những gì mà dế Mèn trải nghiệm, suy ngẫm lại có thể khiến bạn đọc liên tưởng đến cuộc đời của một con người. Những chuyến đi phiêu lưu của dế Mèn cũng n

Cách đọc sách Self-help

Bạn có đọc sách self-help không? Mình vẫn giữ thói quen tìm và đọc những cuốn sách self-help. Mình hay tự hỏi sao ngày xưa đi học phổ thông chẳng thầy cô nào bảo học sinh đọc những cuốn sách theo kiểu hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhỉ, biết đâu mình sẽ thực tế và tư duy logic hơn.  Đùa thôi, mỗi người đọc sách theo mỗi kiểu. Ấy nhưng mình vẫn muốn chia sẻ với cách bạn những điều mình ngộ nhận khi đọc sách self-help nha: ----- ĐỌC SÁCH LÚC CẦN Điều này có nghĩa là, mình chỉ tìm và đọc những cuốn sách self-help khi mình cảm thấy bản thân đang thực sự thiếu sót hoặc cần thiết bồi dưỡng kỹ năng nào đó bạn vốn có nhưng chưa tốt lắm. Chính vì vậy, trước khi đọc bất cứ cuốn sách self-help nào, bạn cần phải biết rõ kỹ năng nào mình còn yếu và bạn cần đọc sách gì để lấy kiến thức và áp dụng. Điều này có hai lợi ích, một là mình sẽ luôn có cảm giác thôi thúc đọc hết cuốn sách để đi tìm cho mình những câu trả lời phù hợp nhất, đánh giá được cuốn sách mình đang đọc thực sự hay hay không. Hai là

Tóm tắt sách: Tiền không mọc trên cây

Hình bìa cuốn sách, nguồn Internet. Cuốn sách này dành cho ai? + Nếu bạn đang làm cha mẹ của những nhóc từ 3 tuổi đến 18 tuổi và đang loay hoay trong việc dạy con về tiền nông thì xin chúc mừng đây là chính xác là cuốn sách mà bạn đang cần. + Nếu bạn chưa/ không có con, đơn giản là muốn tìm hiểu cách giáo dục trẻ từ 3 đến 18 tuổi về việc sử dụng tiền bạn có thể tham khảo cuốn sách này. + Nếu bạn nghĩ rằng mình từ trước đến nay chưa từng được ai bày vẹ sử dụng tiền và muốn "tự giáo dục" mình, cuốn sách này cũng dành cho bạn nốt. Godfrey cho rằng   "có rất nhiều người lớn - đặc biệt là phụ nữ, những người chăm sóc chính của trẻ em, và những độc giả chính của những cuốn sách nuôi dạy trẻ - lại không hiểu biết nhiều về tiền bạc" ,  "Tiền không mọc trên cây "  dành cho những người phụ nữ, người lớn như vậy. Nhưng kể cả khi, bạn khá tự tin tự nhận mình là người rất am hiểu về tiền bạc, thì những chia sẻ của  Neale S. Godfrey  cũng là một nguồn tham khảo khá hay

Tổng hợp sách: Lối sống Tối giản

Bắt đầu từ một ý tưởng: Ý tưởng sống tối giản cũng là một cái duyên đối với mình. Vào năm 2019, cũng có khá nhiều cơ may để mình biết đến lối sống này. Nhưng để ý thức trở thành động lực và động lực biến thành hành động thì phải nói đến cuốn sách "The Happiness Project" (2009) của luật sư, blogger và nhà văn người Mỹ - Gretchen Rubin. Đây không hẳn là một cuốn sách viết về lối sống tối giản. Một phần nhỏ xíu trong cuốn sách này viết về sự ngăn nắp và tối giản đồ đạc - một trong những bước khởi đầu đi tìm lại niềm hạnh phúc trong cuộc sống của Gretchen. Vì bị lôi cuốn vào ý tưởng và kết quả mang lại từ việc dọn dẹp tủ áo quần, đồ đạc xung quanh - như một cách giảm stress - mình đã thử làm theo và thấy có hiệu quả. Mình lại tiếp tục tìm hiểu thêm về lối sống tối giản trên Youtube, báo chí và không quên tìm cho mình những cuốn sách viết về lối sống này. Những cuốn sách đến từ Nhật Bản: Hình: Internet Mình tìm và chọn đọc hai cuốn, "Nghệ thuật bày trí của người