Chuyển đến nội dung chính

Tóm tắt sách: Chờ đến mẫu giáo đã muộn phần 1

Cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn"  gồm 3 chương.

Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính của 3 chương. Tên tựa đề là do mình tự đặt cho dễ nhớ, mình dựa vào tiêu chí nội dung chính tác giả đề cập trong từng chương: 

Khả năng trí tuệ

Trong chương 1 Ibuka Masaru bàn về khả năng trí tuệ của trẻ. Một vài quan điểm chính của tác giả như:
  • Khả năng trí tuệ của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. 
  • Lúc mới sinh ra, tất cả các đứa trẻ đều có năng lực như nhau. 
  • Trẻ có thể tiếp thu bất kỳ cái gì mà chúng có hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ là nguyên mảng. Tức là ghi nhớ thông tin, hình ảnh mà không cần phân tích, chuyển đổi như người lớn.
  • Đặc biệt, trong chương này, tác giả muốn nhấn mạnh mục đích của việc "giáo dục tuổi ấu thơ không phải để tạo ra thiên tài mà là để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh."

Môi trường sống 

Chương 2 Ibuka Masaru tập trung nói về môi trường sống - nơi mà cha mẹ tạo ra cho con trẻ và sẽ có ý nghĩa quyết định đến trí tuệ, cảm xúc và tính cách của trẻ sau này. 

Môi trường sống của trẻ được hiểu là rất rộng. Không chỉ giới hạn trong không gian ngôi nhà mà trẻ sinh sống cùng với cha mẹ của mình mà môi trường sống còn là bất cứ nơi nào mà trẻ được tương tác (nhà ông bà, nhà trẻ), hay bất kỳ ai chăm và chơi với trẻ (anh chị, ông bà, người thân khác và cả người giúp việc)

Ở chương này, cha mẹ sẽ biết cách chú ý hơn khi giao con trẻ cho người khác và đồng thời cũng điều chỉnh đến hành vi, cảm xúc của bản thân (vui buồn, tức giận, cãi nhau) để giúp con có một môi trường sống tuyệt vời để phát huy hết khả năng của mình.

Mẹ

Trong hai chương trước, tác giả nhắc đến vai trò của người mẹ trong giáo dục ấu thơ. Ví dụ, tác giả cho rằng một đứa trẻ được dạy nhạc bởi người mẹ mù âm nhạc đương nhiên trẻ cũng sẽ mù tịt về âm nhạc, hay tính cách của mẹ sẽ ảnh hưởng đến con nhất. Chính vì vậy, ông đã dành hẳn một chương cuối cùng để nói về vai trò của người mẹ và cách làm thế nào để họ có thể giáo dục con mình một cách hiệu quả ở giai đoạn ấu thơ này. 

Theo đó, một nguyên tắc quan trọng trong việc giáo dục trẻ ấu thơ đó là trước tiên, bản thân người mẹ cũng cần phải được giáo dục. Việc được giáo dục ở đây được hiểu là mẹ phải tự khắc phục những nhược điểm của mình về trí tuệ cảm xúc, nhận thức. Và để giáo dục tuổi ấu thơ thành công, đặc biệt là mẹ phải có một mục tiêu rõ ràng, tính kiên trì trong việc giáo dục con.
------
 


----
Ghi chú:

Là một người được đào tạo về Khoa học và Công nghệ, đồng sáng lập (với ông Akiro Morita) ra công ty điện tử nổi tiếng Nhật Bản - Sony, nhưng ít ai biết được rằng ông Ibuka Masaru (sinh năm 1908 - mất năm 1997) còn là người đã dành rất nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục trẻ thơ trong hơn 25 năm

Cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" được xuất bản vào năm 1971 là cuốn sách đầu tiên tổng hợp những kiến thức và lí luận của ông về phương pháp giáo dục cho trẻ tuổi thơ ấu với một quan điểm mạnh mẽ rằng: Trẻ em ở thời kỳ thơ ấu (từ lúc mẹ mang thai đến trước khi đi học tiểu học) có khả năng tiếp thu kiến thức vô hạn. Chính vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ, đặc biệt là người mẹ, nên biết và nắm bắt thời gian này, để tạo môi trường cho con phát triển một cách tối đa nhất. Điều này sẽ giúp con dễ dàng học tập và đạt được kết quả tốt nhất sau này, khi trưởng thành. 

"Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" không chỉ hướng dẫn các cha mẹ làm thế nào để giúp con có khả năng học tập tốt mà còn giúp con phát triển về cảm xúc, nhân cách. Bởi theo tác giả, việc học chỉ là một trong số những cách để con phát triển tư duy. 

----
Hình bìa cuốn sách, nguồn: Mitdac.vn

Bài viết được xem nhiều

Sách và kiến thức: Phương pháp E.A.S.Y là gì?

Phim và bài học: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Những mùa Giáng sinh không thể quên

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ