Chuyển đến nội dung chính

Kỹ năng viết Muốn viết hay, hãy đọc nhiều

Trước khi bắt tay vào viết một cái gì đó.
Có vài người cứ thắc mắc việc học văn của bản thân là dở tệ. Đối với họ học văn thật là khó. Ừ! Thực sự là rất khó. Nhưng, không phải vì vậy mà không có cách để viết một bài văn hay (rõ ràng, súc tích, dài vừa đủ).
  • Thu thập kiến thức trước khi viết: Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng có chia sẻ để sáng tác thơ ông phải đọc thơ. Rõ ràng là ta không thể viết nếu không có kiến thức về đối tượng mà ta muốn viết. Viết - đơn giản cũng là một để cách để giao tiếp, như khi chúng ta nói, hát, nhảy múa vậy. Viết nhằm trình bày sự hiểu biết và suy nghĩ của bản thân về một chủ đề nào đó. Mà muốn có hiểu biết thì phải đọc, phải thu thập thông tin, kiến thức. Bởi không ai tự nhiên ngồi không nghĩ ra được kiến thức cả, nếu mà có thì đó là những kiến thức suông, mang chủ quan và cảm tính nhiều hơn. (🤔 Nhưng khổ một nỗi là, từ lâu nay, thói quen đọc sách, đọc tài liệu chưa được hình thành hoặc còn dang dở. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu cũng không được trang bị, nên càng khó để có thể viết hơn.😩)
  • Tư duy, sắp xếp kiến thức thu thập được một cách rõ ràng, mạch lạc ngay từ trong đầu: Sau khi đọc tài liệu, việc tiếp theo là chọn lọc, sắp xếp kiến thức theo một tư duy cụ thể (theo nhóm, theo thời gian, theo không gian, hoặc theo một tiêu chuẩn bất kỳ hợp lý). Mục đích làm thế nào để cho chính bản thân người viết cảm thấy dễ hiểu nhất là được. Cuối cùng viết ra những kiến thức ấy theo lối tư duy mà mình đã sắp xếp trong đầu.
Đọc nhiều nguồn tài liệu nhất có thể
Qua sách, người đọc vô tình học được một số thứ hay ho như: cách sắp xếp câu chữ, cách bố trí bài viết, cách trình bày quan điểm và rõ ràng mạch lạc hơn (đặc biệt là các cuốn sách self-help). Từ đó áp dụng vào các bài viết của mình, sao cho người đọc có thể hiểu được nội dung của bài viết.
Như vậy, muốn có output (đầu ra là sản phẩm) thì phải có input (nạp vào là nguyên liệu). Cũng như không ăn gì lấy đâu ra mà lớn với khỏe. Đơn giản vậy thôi: muốn viết về một đề tài nào, hãy đọc thật nhiều tài liệu nhất có thể viết về đề tài đó và cũng đừng quên là tập viết nhiều nữa nhé.

Viết mỗi ngày
Có một vài người cứ nghĩ: "Ối giời ơi! Viết đã không hay mà còn hay viết." Ồ không! nếu không viết NGAY-BÂY-GIỜ thì khi nào? - Khi bạn thực sự hoàn hảo chăng? Không đâu! Hãy bắt đầu với con số 0 với tư duy "quá trình quan trọng hơn kết quả". Điều này có nghĩa là: việc bạn sẽ viết hay hay không không quan trọng, mà quan trọng bạn đã dám viết (750 từ 1000 từ hay nhiều hơn). Một điều khá thú vị là dần dà bạn sẽ thấy mình tiến bộ hơn. Sau một tháng, một năm, khi quay trở lại đọc những bài viết đầu tiên, có thể, bạn sẽ phải thốt lên rằng "Sao mình viết dở vậy, câu cú chẳng ra đâu vào đâu!". Mọi thứ hoàn hảo nhất khi nó vẫn chưa hoàn hảo. Hãy tin vào điều đó!
Let's try it out and we can do it, right now!

Pixabay.com

Bài viết được xem nhiều

Sách và kiến thức: Phương pháp E.A.S.Y là gì?

Phim và bài học: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Những mùa Giáng sinh không thể quên

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ