Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng học tập

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 1: Trí tưởng tượng

Những nhân vật chính: "Trí tuệ Do Thái - 2009 " (có tên gốc tiếng Anh là:  Jerome becomes a genius  - 2002) là một cuốn sách đầy ngẫu hứng từ sự tò mò về trí tuệ người Do Thái của một nhóm bạn chơi thân (sinh sống tại Israel) bao gồm: Tác giả cuốn sách này, Eran Katz - một diễn giả, người đã lập kỷ lục Guiness về ghi nhớ  500  chữ số chỉ sau một lần đọc; Itamar - một giáo sư Khoa học Chính trị tại trường Đại học Hebrew, và Jerome - anh chàng sinh viên thạc sỹ kinh doanh trường Đại học Hebrew, một người vui tính luôn tự cho mình là người do Thái có trí nhớ kém nhất, cũng chính là nhân vật chính của cuốn sách.  Bối cảnh ra đời của cuốn sách:   Họ hẹn nhau tại quán cà phê Ladino (của một người bạn khác có tên là Fabio) và tán ngẫu về chủ đề: Tại sao người Do Thái luôn được cho là thông minh hơn những dân tộc khác trên thế giới? Để đi tìm câu trả lời, Itamar và Eran Katz đã hào hứng lên ...

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 3: Kỹ nghệ học tập

Thầy Dahari và cậu sinh viên Scheiderman đã giúp cho Jerome, Eran và Itamar biết thêm những kỹ nghệ học tập hiệu quả của các sinh viên trường Đạo:  Học cùng với một người bạn khác sẽ hiệu quả hơn nhiểu. Việc trao đổi qua lại, giảng giải cho nhau nghe sẽ giúp cho sinh viên tự làm rõ vấn đề và bổ sung những vấn đề chưa được hiểu thấu đáo. Nền tảng của cách học này là: " Tri thức chỉ tích lũy và trí tuệ chỉ phát triển khi sinh viên đó tự mình xử lý thông tin. Và vai trò đích thực của một nhà giáo dục là khích lệ sinh viên tự mình suy nghĩ về mọi vấn đề thông qua quá trình tự truy vấn."  Ngoài ra, khi học với một người bạn khác sẽ giúp ta tránh được những cám dỗ khi ngồi học một mình, như ăn uống, ngủ vặt, games. Chúng ta luôn nhớ kiến thức tốt hơn khi trong trạng thái bị kích thích. Hay nói cách khác, học là phải tranh luận, tranh cãi. Cách học hiệu quả và làm chủ được kiến thức là trải nghiệm nó một cách chủ động: thực hành ngay trong khi được học lý thuyết.  Nói thật to nh...

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 2: Trí nhớ

Lisa đã giúp Eran và Jerome hiểu ra rằng để có một trí nhớ khác biệt so với những dân tộc khác, người Do Thái cần có một động lực sống còn đằng sau đó:  thế hệ người Do Thái đi trước có trách nhiệm phải lưu giữ tôn giáo, văn hóa Do Thái cho thế hệ sau và họ không còn cách nào khác là tin tưởng vào trí nhớ của chính mình.  Lisa còn cho rằng con người nhớ tốt hơn khi họ là một phần trong đó. Cụ thể khi tham gia vào sự kiện, sự việc sẽ giúp chúng ta ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn thông qua những cảm xúc và ấn tượng của bản thân về sự kiện, sự việc đó. Nguồn: Internet Thầy Dahari đã giúp Eran và Lerome biết thêm những cách ghi chép hiệu quả. Nguyên tắc đơn giản: g hi chép rõ ràng và dễ đọc  sẽ giúp ta nhớ kiến thức được lâu hơn:  Hãy ghi chép bằng mực đen trên giấy trắng. Chính sự tương phản giữa hai màu sắc này làm chữ rất nổi, rõ ràng và dễ đọc hơn.  Viết các chữ cái đứng độc lập, không dính nhau (đừng viết bằng nét chữ thảo). Điều này giúp tránh được việc mất cô...

Cảm nhận sách: Khuyến Học

Mình chưa đọc hết cuốn sách này nhưng lại thích ngay ở một ý trong cuốn sách, đại ý là, nếu cảm thấy việc người khác làm chưa tốt, thay vì phán xét, chỉ trích người đó, hãy bắt tay giải quyết việc đó theo cách mà mình nghĩ là tốt nhất.  Mình mới chột dạ, ngẫm lại bản thân từ trước đến nay, đặt câu hỏi: "Liệu rằng, từ lâu, mình có thường xuyên phán xét công việc người khác đang làm nhưng lại không dũng cảm nhận phần việc đó và làm nó theo cách mà mình thấy tốt nhất hay không?" Vì chỉ nói thôi thì bao giờ cũng dễ hơn là làm. Người ngoài nhìn vào dễ dàng chỉ trỏ, bày vẹ phải làm thế này thế kia, nhưng khi trực tiếp làm công việc đó thì tay chân luống cuống, có khi kết quả lại tệ hơn kia. À thì vâng, mình đúng là đứa thích ý kiến hơn là lãnh công việc. Nhưng ... dạo gần đây mình muốn thay đổi tư duy đó bằng việc làm nhiều hơn là phán xét. Rõ ràng đó là việc làm không hề dễ dàng.  Ví dụ, việc viết blog này cũng vậy. Mình đọc một số trang blog từ Blogger đến Wordpress. Mặc dù đúng...

Cách tạo thói quen đọc sách cho con

Cùng con đọc sách Thói quen đọc sách được hình thành từ lúc con còn nằm trong bụng mẹ.  Khi nói đến việc cùng con đọc sách, hình ảnh nào xuất hiện trong đầu bạn? Hóa ra có nhiều cách hơn là mình nghĩ: đọc sách cho con nghe . Đúng, mình đã đọc sách cho con nghe khi con chưa biết đọc, lúc con đang ngủ. Mình đọc to và diễn cảm. Nhưng khi con lớn hơn một chút, con cần tương tác nhiều hơn với sách. Lúc con biết đọc, để con đọc to một vài trang sách cho mình nghe cũng là một cách hay để con luyện đọc. Mình đã thấy trong phim "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" , mỗi buổi tối, các bạn nhỏ nhà Ingalls lại đọc to báo hoặc sách cho bố mẹ nghe. Nếu nhà có nhiều con, anh/ chị có thể đọc sách cho em nhỏ nghe nữa. Còn việc để con tự đọc sách của con và mình ngồi bên cạnh đọc sách của mình thì sao? Mình luôn ao ước có một góc đọc sách trong nhà, nơi mà mình và các bạn nhỏ có thể cùng ngồi bên nhau say sưa đọc những cuốn sách mà mỗi người chọn. Ở độ tuổi, con biết mình thích sách gì, là thời đ...

Những cách ghi chép hiệu quả

Ảnh: Pixabay.com Mindmap Với cách ghi chép truyền thống của lứa học sinh 9x như mình, chép nguyên văn một đoạn văn dài là quá quen thuộc. Nhưng nghĩ lại một chút: Điều cuối cùng mình muốn giữ lại từ đoạn văn dài mà mình đọc được là gì? Từ khóa, ý chính đúng không. Mình tìm hiểu và bắt đầu sử dụng mindmap. Nếu mình biết mindmap sớm hơn chắc việc học của mình ở trường Luật sẽ nhàn hơn gấp trăm lần. Dùng mindmap trước, trong và cả sau khi đọc sách giúp mình nắm được được bố cục những cuốn sách dài, có nhiều nội dung. Mindmap là cách ghi chép đáp ứng đủ những yêu cầu đó. Dưới đây là video của Tedtalk chia sẻ cách dùng Mindmap để ghi chép và hơn thế nữa, để học tập tốt hơn. (Có nhiều điều thú vị về mindmap mà mình học được từ video này hơn là mình nghĩ! 😅) Cornell Rồi mình biết thêm phương pháp ghi chép Cornell thích hợp để nắm bố cục bài giảng trên lớp. Và mình lại nghĩ nếu thời đi học phổ thông, mình biết ghi chép theo Cornell chắc mình cũng không phải ghi chép như cách mà suốt 12 năm đi...

Cách đọc sách

Sách giải trí Với sách đọc để giải trí, sách fiction (như Harry Potter, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết thiếu nhi và người lớn), sách vể tâm linh, sách về triết học, mình hay đọc vào buổi tối trước lúc đi ngủ hoặc trong giờ nghỉ trưa và thường sẽ không bị áp lực về thời gian hoàn thành cuốn sách. Chính vì thế, mình có thể đọc một cách thư giãn, chậm rãi, suy ngẫm, mường tượng cốt truyện giúp trí tưỏng tượng được phong phú hơn.  Pixabay.com Sách kiến thức Còn sách đọc để tiếp thu kiến thức như sách self-help, sách chuyên môn. Mỗi cuốn sách là một người thầy. Thông qua sách, tác giả chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ với mình. Trong lúc đọc, mình tưởng tượng như họ đang nói chuyện trực tiếp với mình vậy. Đây là thể loại sách chỉ đọc khi thực sự cần. Điều quan trọng là sau khi đọc những sách này, mình có thể rút ra được những bài học hành động cụ thể cho bản thân. Những cuốn sách như thế này mình cần có giới hạn về thời gian và nội dung.  Đối với thể loại...

Học tập hiệu quả

Quan niệm từ trước đến nay, học tập là quá trình khám phá tri thức nhân loại và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng, học tập cũng là hành trình người học tự khám phá bản thân. Mỗi người có quy trình học hỏi khác nhau và được quyết định bởi tính cách, sở thích và tốc độ tiếp thu kiến thức riêng biệt của chính họ.   Để có thể đạt được kết quả học tập như mong muốn, mỗi người phải tìm kiếm cho mình những cách học phù hợp với bản thân. Và để làm được điều đó, không còn cách nào khác, chính bạn phải là người thắc mắc, trăn trở về tình hình học tập, khả năng tiếp thu và tìm tòi kiến thức của bản thân. Để giúp việc học của bạn trở nên nhàn và không nhàm chán, ở bài viết này, tôi xin chia sẻ những công cụ học tập mà tôi vô tình biết đến.  ------- MINDMAP Lần đầu tiên tôi thực sự tìm hiểu về  sơ đồ tư duy (tiếng Anh gọi là Mind map) là sau khi nghe bài nói: "Want to learn better? Start mind mapping" của tiến sỹ - diễn giả, tác giả của những cuốn sách về chủ đề...

Kỹ năng viết Muốn viết hay, hãy đọc nhiều

Trước khi bắt tay vào viết một cái gì đó. Có vài người cứ thắc mắc việc học văn của bản thân là dở tệ. Đối với họ học văn thật là khó. Ừ! Thực sự là rất khó. Nhưng, không phải vì vậy mà không có cách để viết một bài văn hay (rõ ràng, súc tích, dài vừa đủ). Thu thập kiến thức trước khi viết: Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng có chia sẻ để sáng tác thơ ông phải đọc thơ. Rõ ràng là ta không thể viết nếu không có kiến thức về đối tượng mà ta muốn viết. Viết - đơn giản cũng là một để cách để giao tiếp, như khi chúng ta nói, hát, nhảy múa vậy. Viết nhằm trình bày sự hiểu biết và suy nghĩ của bản thân về một chủ đề nào đó. Mà muốn có hiểu biết thì phải đọc, phải thu thập thông tin, kiến thức. Bởi không ai tự nhiên ngồi không nghĩ ra được kiến thức cả, nếu mà có thì đó là những kiến thức suông, mang chủ quan và cảm tính nhiều hơn. ( 🤔 Nhưng khổ một nỗi là, từ lâu nay, thói quen đọc sách, đọc tài liệu chưa được hình thành hoặc còn dang dở. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu cũng không được trang bị, nên cà...

Cách đọc sách Self-help

Bạn có đọc sách self-help không? Mình vẫn giữ thói quen tìm và đọc những cuốn sách self-help. Mình hay tự hỏi sao ngày xưa đi học phổ thông chẳng thầy cô nào bảo học sinh đọc những cuốn sách theo kiểu hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhỉ, biết đâu mình sẽ thực tế và tư duy logic hơn.  Đùa thôi, mỗi người đọc sách theo mỗi kiểu. Ấy nhưng mình vẫn muốn chia sẻ với cách bạn những điều mình ngộ nhận khi đọc sách self-help nha: ----- ĐỌC SÁCH LÚC CẦN Điều này có nghĩa là, mình chỉ tìm và đọc những cuốn sách self-help khi mình cảm thấy bản thân đang thực sự thiếu sót hoặc cần thiết bồi dưỡng kỹ năng nào đó bạn vốn có nhưng chưa tốt lắm. Chính vì vậy, trước khi đọc bất cứ cuốn sách self-help nào, bạn cần phải biết rõ kỹ năng nào mình còn yếu và bạn cần đọc sách gì để lấy kiến thức và áp dụng. Điều này có hai lợi ích, một là mình sẽ luôn có cảm giác thôi thúc đọc hết cuốn sách để đi tìm cho mình những câu trả lời phù hợp nhất, đánh giá được cuốn sách mình đang đọc thực sự hay hay không. Ha...