![]() |
Ảnh: Pixabay.com |
Mindmap
Với cách ghi chép truyền thống của lứa học sinh 9x như mình, chép nguyên văn một đoạn văn dài là quá quen thuộc. Nhưng nghĩ lại một chút: Điều cuối cùng mình muốn giữ lại từ đoạn văn dài mà mình đọc được là gì? Từ khóa, ý chính đúng không. Mình tìm hiểu và bắt đầu sử dụng mindmap. Nếu mình biết mindmap sớm hơn chắc việc học của mình ở trường Luật sẽ nhàn hơn gấp trăm lần. Dùng mindmap trước, trong và cả sau khi đọc sách giúp mình nắm được được bố cục những cuốn sách dài, có nhiều nội dung. Mindmap là cách ghi chép đáp ứng đủ những yêu cầu đó.
Dưới đây là video của Tedtalk chia sẻ cách dùng Mindmap để ghi chép và hơn thế nữa, để học tập tốt hơn. (Có nhiều điều thú vị về mindmap mà mình học được từ video này hơn là mình nghĩ! 😅)
Cornell
Rồi mình biết thêm phương pháp ghi chép Cornell thích hợp để nắm bố cục bài giảng trên lớp. Và mình lại nghĩ nếu thời đi học phổ thông, mình biết ghi chép theo Cornell chắc mình cũng không phải ghi chép như cách mà suốt 12 năm đi học của mình đã làm.
Nói thế nào nhỉ? Với cách ghi chép truyền thống, lúc ghi rất đơn giản. Chỉ cần viết từ trái sang phải. Viết hết dòng thì xuống dòng. Đầu dòng của đoạn mới thì lùi vào một ô ly vở. Nhưng đến khi ôn tập lại, đọc lại nội dung thì rất là mệt. Vì không biết là ý chính nó ở đâu trong mớ chữ dày đặc, thẳng tắp ấy. Phương pháp ghi chép Cornell phân chia tờ giấy trắng thành các ô với mục đích ghi chép khác nhau. Khi đọc lại, mình sẽ nắm được nội dung chính của bài học, các ý triển khai và cuối cùng là suy nghĩ của mình về nội dung đó. Great! đúng không nào.
![]() |
Ví dụ phương pháp Cornell. Nguồn: lsc.cornell.edu |
Trí tuệ Do Thái
Niklas Luhmann (How to take smart notes của Sönke Ahrens)
Gần đây nhất, mình biết thêm một cách ghi chép khác từ trang aliabdaal.com. Và mình lại tiếp tục nghĩ, giá mà mình biết cách ghi chép này của Niklas Luhmann sớm hơn thì việc viết luận văn thạc sỹ của mình chỉ là chuyện nhỏ. Đấy, cứ sau mỗi lần mình tìm ra được cách gì đó hay ho thì mình đã làm xong việc cần để áp dụng cách đó từ lâu lắm rồi. Rút ra kinh nghiệm là, trước và trong khi làm bất cứ việc gì mình phải làm hết sức mình, ngay cả việc tìm cách để làm việc đó. Thế thôi.
Vậy cách này có gì hay và đang để nói đến?
Mình vẫn đang đọc sách. Mình quan tâm nhiều đến phương pháp giáo dục trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Một lẽ là vì con nhưng trước mắt vẫn là vì mình. Càng đọc sách mình càng nhận ra mình chẳng biết gì về giáo dục. Mình có quá nhiều thiếu sót, ví dụ như: mình không biết cách trình bày vấn đề sao cho dễ hiểu, không biết cách hướng dẫn người khác làm một việc gì đó. Và nó thúc đẩy mình phải đọc, đọc và đọc nhiều hơn nữa.
Khi đọc nhiều, mình biết thêm nhiều kiến thức mới, mình cần hấp thụ nó để thực hành. Trong khi đó, cách của Niklas giải quyết được chuyện này: thu thập thông tin, sắp xếp và lưu giữ khi cần một cách lâu nhất và khoa học nhất. Nói như vậy là để thấy, cách ghi chép của Niklas phù hợp cho việc đọc để viết, như viết luận văn, viết báo nghiên cứu khoa học. Người viết cần tìm hiểu về chủ đề trước khi viết. Dựa vào những gì đã đọc, phát triển thành ý của mình hoặc phản biện quan điểm đó.
Mình nhận thấy rằng đây là cách ghi chú mà minh cần. Mặc dù, hiện tại mình không làm nghiên cứu khoa học nhưng nó hữu ích và rất cần. Mình vừa lưu giữ thông tin như nguồn thông tin, quan điểm hay ho và cuối cùng là viết những suy nghĩ, cảm nhận của mình về quan điểm đó, phát triển nó thành những bài viết của mình trên blog cá nhân này. Và mình tin rằng cách thu thập thông tin của Niklas sẽ giúp việc viết lách của mình thêm phần thú vị. 😋
Dưới đây là cách ghi chép của Niklas:
- Fleeting note: ghi chép xuống giấy điều mà mình đọc được.
- Literature notes: ghi lại ý chính bằng chính giọng văn của mình. (điều đó có nghĩa là không chép nguyên văn của tác giả)
- Permanent notes: từ nội dung viết ra ở fleeting notes và literature notes mình sẽ viết Permanent notes: Mỗi bài như vậy mình chỉ viêt về một ý chính. Như cách của Niklas, ông viết một idea trong một index card.
Câu chuyện của mình:
Nhớ lúc còn đi học phổ thông, mình có thể dành hàng giờ để ngồi ghi chép những câu văn, danh ngôn, lời bài hát mà mình cho là hay và có ý nghĩa. Mình đã mua một cuốn sổ với mấy trăm trang chỉ để phục vụ cho cái sở thích này - ghi chép lại bất kỳ điều gì mình đọc được và để có thể đọc đi đọc lại nhiều lần.
Thế nhưng, cho đến bây giờ, những cuốn sổ tay ghi chép ấy không còn ở với mình nữa, có thể thất lạc đâu đó hoặc mình đã xếp vào giấy vụn bán ve chai.
Dù sao thì điều đó cũng không ngăn được mình duy trì thói quen ghi chép cho đến tận giây phút này. Đó không hẳn là một thói quen, đó là một sở thích. Còn gì thích thú bằng việc làm điều mình thích. Mình đã từng có một sổ tay chép các bài hát, trang trí các hình vẽ xung quanh. Một cuốn sổ khác ghi các trích đoạn tác phẩm văn học, những lời bình tác phẩm, những bài thơ để làm tư liệu viết các bài làm văn trên lớp và thi học sinh giỏi văn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là mình biết cách ghi chép (Thật xót xa! 😌).
Mình chỉ đơn giản viết thành hàng dài, đôi khi kín cả trang giấy. Mãi về sau này, mình nhận ra viết dàn trải không phải là một cách hay. Vì lúc đọc lại những gì mình đã ghi chép, mình cảm thấy "ôi! đau đầu quá đi!" Nó không vui như lúc mình tìm ra thứ gì hay ho và chép nó vào cuốn sổ.
Và điều gì đến nó sẽ đến ...mình đã tìm thấy những cách ghi chép thú vị mà mình đã chia sẻ ở trên! Mỗi cách ghi chép trên có mục đích riêng của nó. Hãy vận dụng nó như cách mình muốn!