Chuyển đến nội dung chính

My Kakeibo: duy trì và cập nhật

Kakeibo phương pháp ghi chép chi tiêu gia đình của các bà nội trợ Nhật Bản, giúp người dùng theo dõi các khoản chi và tiết kiệm tiền bằng việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
(Nguồn: Pexel)

Trong năm này mình vẫn duy trì ghi chép Kakeibo và nhận ra có vài điểm khác biệt so với lần ghi chép ban đầu.

1. Có nhất thiết phải mua cuốn sổ Kakeibo không?
Mình bắt đầu Kakeibo với một cuốn sổ bình thường và cho đến bây giờ cũng vậy. Để tránh thất lạc, mình có thêm bản điện tử file excel của Google Sheet, rất tiện lợi để chia sẻ với người khác và dễ dàng tính toán, theo dõi.

Mình thấy đây là một điểm lợi vì mình không phải trì hoãn việc ghi chép chi tiêu vì phải chờ mua được cuốn sổ Kakeibo. Hơn nữa với Internet không khó để biết bên trong một cuốn sổ Kakeibo sẽ được ghi chép như thế nào. Vậy nên cứ bắt tay ngay với cuốn sổ thông thường nhé. 👌

(Nguồn: Pexel)

Mặc dù dùng sổ thường nhưng mình đảm bảo cuốn sổ của mình được ghi chép đúng với cuốn sổ Kakeibo thực sự, để tránh việc ghi chép không hiệu quả và đảm bảo sự hiểu biết cũng như thực hành được tới nơi tới chốn. 😅

2. Vậy cuốn sổ Kakeibo của mình có gì khác biệt.

Trang đầu tiên mình dùng để tổng hợp thông tin thu chi của đầu và cuối tháng: Các khoản thu, khoản chi hàng tháng, khoản tiền cần theo dõi. Bảng tổng hợp chi tiêu được phân loại theo tuần và mục.
(Nguồn: Pexel)

Mỗi trang tiếp theo sẽ tương ứng với các tuần trong tháng. Mình không kẻ ô sẵn và ghi đầy đủ các mục. Tờ giấy vẫn trắng trơn cho đến khi có những khoản chi cần ghi vào. Thực tế là sẽ hợp lý và tránh lãng phí hơn nếu chi cái gì thì chép cái đó thay vì để trống những mục mình không chi. Cuối trang sẽ là phần tổng kết chi tiêu tuần: tổng số tiền đã tiêu trong tuần, số tiền còn lại.

Thay vì ghi một cách chung chung như thiết yếu, lựa chọn mình sẽ ghi rõ tên và mỗi khoản chi là một cột riêng. Ví dụ mục siêu thị, đi lại, ăn ngoài, điện thoại, mua sắm là những khoản mình chi nhiều. Việc ghi cụ thể như thế này giúp mình dễ dàng tính toán và theo dõi hơn. 

Sổ to hay nhỏ? Tùy vào lượng ghi chép chi tiêu của mỗi người mà cuốn sổ Kakeibo có thể to hoặc nhỏ. Với mình, cuốn sổ có kích thước bằng chiếc smartphone 6.7 inch là đã khiến mình hài lòng. Vì trước đây mình cũng đã dùng cuốn sổ A5 để ghi chép và nhận ra mình không cần một cuốn sổ to đến như thế, những trang giấy trống, khoảng giấy trắng rất lãng phí. Và điều quan trọng là mình có thể dễ dàng mang theo mình mọi lúc mọi nơi nữa. 🥰

3. Mình sẽ vẫn dùng Kakeibo chứ?
Mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau về Kakeibo thậm chí là cảm thấy không phù hợp với phương pháp ghi chép này. App quản lý chi tiêu cũng hay nhưng sau khi sử dụng song song cả app và sổ ghi chép tay, mình chọn Kakeibo chép tay và Google Sheet: vì tính chủ động, dễ dàng theo dõi và nhanh gọn. Bất tiện của app mà mình nhận ra như: vẫn phải phân loại chi tiêu bằng thủ công cái này khá phiền, nhiều khoản app còn phân loại nhầm, 3 tháng 1 lần mình phải chấp thuận cho app quản lý chi tiêu liên kết với tài khoản ngân hàng từ app của ngân hàng, phải có kết nối internet mới dùng được app, nhiều lúc muốn kiểm tra chi tiêu mà app mở không có lên cũng bực thêm. 🥱
(Nguồn: Pexel)

Sau 2 năm dùng Kakeibo, mình nhận ra cuốn sổ Kakeibo của mình đã dần dần hoàn thiện như mình mong muốn, ghi chép vừa đủ, rõ ràng và tiện lợi. Đó là điều mà mình còn rất mơ hồ từ ngày đầu dùng Kakeibo. Vì mình biết là cuốn sổ Kakeibo chuẩn có gì đó chưa thực sự vừa vặn với mình lắm. Mình đã cố thay đổi nó ngay lúc đầu nhưng phải trải qua thời gian dài sử dụng mình mới tìm ra được điều mình thực sự muốn ở một cuốn sổ Kakeibo.

Còn bạn thì sao, bạn có đang dùng Kakeibo để quản lý chi tiêu cá nhân không? Cùng mình ghi chép Kakeibo và đón xem trong năm tới có gì thay đổi nhé. 🌲☃️


Bài viết được xem nhiều

Sách và kiến thức: Phương pháp E.A.S.Y là gì?

Phim và bài học: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Những mùa Giáng sinh không thể quên

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ