Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học thiếu nhi

Tổng hợp sách: Tình bạn trong những trang sách

  1. Dế Mèn phiêu lưu ký: Internet. Khi đọc " Dế Mèn phiêu lưu ký"  mình nhận ra ban đầu Dế Mèn không có bạn. Khi còn là hàng xóm của Dế Choắt, cậu không mấy quan tâm đến người hàng xóm ốm yếu và xấu số này. Dế Mèn sẵn sàng góp ý cho Choắt xây hang như thế nào cho chắc chắn an toàn nhưng lại không đủ lòng trắc ẩn để giúp Choắt xây đường thông từ hang của Choắt sang hang của Mèn những lúc nguy khốn.  Nhưng thời gian dần trôi qua, giống như câu tục ngữ  "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" , Mèn ta hiểu được thế nào là tình bạn. Mèn từ một chú dế vô tâm, háu chiến, coi thường người yếu hơn mình đã trở thành chú dế biết quan tâm đến mọi người, đặc biệt là kẻ yếu. Trong lần chu du thứ hai của mình, Mèn chữa bệnh cho Dế Trũi sau trận ẩu đả với bọn bọ Muỗng cũng là người bạn đồng hành trong chuyến chu du này của cậu. Khi tham gia đấu trường võ sĩ cào cào, Mèn quyết định không tham gia đấu võ với Trũi ở vòng chung kết bởi Mèn hiểu rằng việc tranh giành vị thứ sức mạnh...

Cảm nhận sách: Totto-chan cô bé bên cửa sổ

Lý do chọn đọc Totto-chan: Totto-chan cô bé bên cửa sổ. Mình đọc Totto-chan là hoàn toàn tình cờ. Lúc còn là cô sinh viên năm 2 đại học, trong một lần đi nhà sách, thấy bìa sách lạ mắt, có vẽ hình đèn cá Nhật bản và ghi chữ Totto-chan to đùng. Thế là mình quyết định ngồi đọc vài trang sách đầu tiên rồi bị cuốn luôn đến trang cuối cùng. Sau đó, mình mua luôn cuốn sách và giữ đến tận bây giờ, vậy là cũng được 5 năm rồi. Bìa sách như vậy. Nguồn: goodreads.com Thời gian gần đây, mình đọc đi đọc lại cuốn sách này. Mình đọc cho bạn nhỏ nhà mình nghe mỗi tối. Vì truyện viết theo từng câu chuyện không quá dài. Mỗi câu chuyện lại được kể theo từng chủ đề nên đối với các bạn nhỏ rất dễ hiểu và dễ theo dõi. Không khí trong những câu chuyện cũng nhẹ nhàng, vui tươi, hài hước, dễ thương nên rất thích hợp đọc trước khi đi ngủ. Nếu bạn nào từng xem phim hoạt hình nhiều tập của Nhật Bản Maruko thì có thể dễ dàng hình dung  Totto-chan cô bé ngồi bên cửa sổ  cũng mang sắc màu như vậy (xem video...

Cảm nhận sách: Phù thủy xứ Oz

Mình vừa đọc xong cuốn sách Phù thủy xứ Oz  cho bạn nhỏ nhà mình (Tên tiếng Anh là: The Wonderful Wizard of Oz , của nhà văn Mỹ, Lyman Frank Baum, xuất bản lần đầu vào năm 1900).  The Wonderful Wizard of Oz. Mỗi tối, mình đọc cho con một chương. Lúc đọc, mình nghĩ cuốn sách này có vẻ giống với cuốn Alice ở xứ sở thần tiên . Vì truyện cũng kể về một cô bé nhỏ, vô tình lạc vào xứ sở thần tiên, nơi có những con người, cảnh vật và những chuyện hết sức kỳ lạ. Cô bé có tên là Dorothy và đi cùng cô là chú cho Toto.  Nhưng ngẫm lại thì cốt truyện của Phù thủy xứ sở Oz đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều so với truyện Alice ở xứ sở thần tiên .  Dorothy cùng Toto tìm đường trở về nhà - Kansas. Một cơn lốc đã vô tình cuốn cô cùng với ngôi nhà của chú Henry tới vùng đất Oz mà cụ thể là phía Đông của xứ Oz nơi ở của mụ phù thủy độc ác. Căn nhà vô tình rơi trúng ngay người mụ thế là mụ ta lăn ra chết. Dorothy bất đắc dĩ trở thành người hùng và giải thoát người dân Winky khỏi sự thống t...

Cảm nhận sách: Tôi là Bêtô

Một câu chuyện ngắn ngọn, nhẹ nhàng, dí dỏm. Và dường như, tác giả cũng không quên gửi đến bạn đọc một vài triết lý của cuộc đời.  ''Quấy rầy người khác chỉ để kiếm một miếng ăn, đó là điều chẳng hay ho gì và bạn tuyệt đối không nên làm dù gươm kề cổ, trừ phi bạn là cún.''  Truyện làm mình nhớ về những chú chó mà nhà mình đã từng nuôi: Lucky, Đen, Jack. Cô bé Ni thật sự là một người yêu mến chó. Mình thực lòng đã buồn và cũng đã hiểu những chú chó trước đây của nhà mình không sống lâu được là vì mình đã không chăm sóc chúng chu đáo như Ni. Mình thấy có lỗi vô cùng. Nhớ lại, cách mình cho mấy chú cún nhà mình ăn: đổ cơm xuống đất khiến mình cảm thấy thật hổ thẹn và không thể nào chấp nhận được. Mình thương chó là có nhưng tình thương ấy không đủ lớn để mình cư xử tử tế.  Đây là lần đầu tiên mình đọc truyện của bác Ánh. Thú thật, mình từ trước đến nay khá là e dè khi đọc những tác phẩm đám đông hô hào nên mặc dù đã nghe tiếng bác từ lâu, bây giờ mình mới đọc. Mình khá là ...

Cảm nhận sách: The Giving Tree (Cây Táo Yêu Thương)

Hôm vừa rồi mình mới đọc xong cuốn sách "The giving tree" (1964) của Shel Silverstein (1930-1999) - nhà văn, nhà thơ, họa sỹ tranh biếm họa, nhạc sỹ và nhà viết kịch người Mỹ. Nhân lúc cảm xúc còn nóng hổi, mình viết luôn bài này. Bởi trưởng thành không phải chỉ là già đi mà còn là sự lớn lên của tâm hồn CUỐN SÁCH ĐẶC BIỆT  😍 Sách đặc biệt là vì những nét vẽ đơn giản đen trắng; đặc biệt vì truyện chỉ có hai nhân vật xuyên suốt là Cây Táo và cậu bé; đặc biệt vì truyện hết sức ngắn gọn và dễ hiểu miêu tả về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và hạnh phúc của người làm cha mẹ. Nếu một ngày con hỏi mình: "Mẹ ơi! yêu thương là gì hả mẹ?", "Mẹ ơi! hạnh phúc là gì?" , mình sẽ không ngần ngại kể cho con nghe câu chuyện "The giving tree" của Shel. CÂY TÁO ĐỐI XỬ VỚI CẬU BÉ Lúc cậu bé còn nhỏ tuổi, cây Táo là bóng mát, nơi chơi đùa của cậu. Khi lớn lên, táo giúp cậu có tiền để có những niềm vui mới, có gỗ để xây nhà, có thuyền để...

Cảm nhận sách: Không gia đình

Lão Barberin *** Lão Barberin không phải là một người cha như Rémi vẫn nghĩ, cho dù lão là người tự tay nhặt lấy Rémi và là người quyết định nuôi Rémi: Rémi đã háo hức chờ cái ngày được nhìn thấy cha nuôi của mình trở về, để được xà vào lòng và được ôm hôn, âu yếm. Nhưng không, lão đã không nhìn Rémi một cách trìu mến như má Barberin nhìn cậu. Trái lại, lão còn tỏ bực dọc, không hài lòng khi má vẫn giữ nuôi Rémi. Và cuối cùng, lão đã tống cổ cậu ra khỏi nhà bằng cách bán cậu cho cụ Vitalis.  Cụ Vitalis *** Cứ nghĩ rằng bỏ tiền ra để mua một cậu bé để làm việc cho mình, mà lại ở trong gánh xiếc, rồi cách ông cụ dứt khoát kéo tay Rémi đi ra khỏi nhà của lão Barberin. Mặc cho cậu van xin ông cụ để được ở lại với má Barberin, thì ông chắc hẳn là một người bóc lột sức lao động trẻ con và không phải là người có trái tim nhân hậu. Nhưng có lẽ đã nhầm. Ông cụ xứng đáng là một người thầy đáng có cho bất kỳ đứa trẻ nào muốn được khôn lớn.  Tình yêu của cụ dành cho Rémi Với cụ, lao động ...

Cảm nhận sách: Chuyện con mèo dạy hải âu biết bay

Môi trường biển Mở đầu câu chuyện là cái chết thảm thương của cô hải âu - Kengah. Vì đôi cánh dính phải dầu từ tàu tràn ra biển, Kengah đã cố gắng hết sức lực của mình bay về phía bạn công nơi có chú mèo tên là Zorba được nuôi nấng bởi một người chủ tử tế. Cố lấy hết sức bình sinh của mình, cô cố gắng sinh ra một quả trứng và trút hết hơi thở cuối cùng để nhắn gửi với Zorba ba điều: Zorba sẽ không ăn quả trứng, phải nuôi hải âu con và giúp hải âu con biết bay. Đến đây, ngẫm lại, nếu đôi cánh của Kengah không dính phải dầu do con người đổ tràn ra biển thì liệu rằng quả trứng (là Lucky sau này) mà cô sinh ra có mồ côi mẹ từ lúc lọt lòng hay không? Và chính cô cũng sẽ không phải ra đi một cách bất đắc dĩ khi mà không thể biết chắc chắn được số phận của quả trứng sẽ đi về đâu. Tình yêu thương muôn loài Mặc dù chẳng phải là những con vật cùng loài, nhưng bầy mèo đã vô cùng thương tiếc cho số phận hẩm hiu của Kengah. Chúng đã tiếc khi không kịp biết tên cô là gì, để rồi chúng sẽ dùng cái tên...

Cảm nhận sách: Dế Mèn phiêu lưu ký

Bức tranh đồng quê Hình bìa sách. Nguồn: Internet. Chẳng thể nào phủ nhận được rằng thế giới côn trùng mà tác giả cố gắng tạo nên vô cùng sống động. Nhảy ra từ trong trang sách nào là đủ các loại dế: dế Mèn, dế Choắt, dế Trũi; rồi nào là bác Xén Tóc, đàn Bướm, bầy Châu Chấu, chim Cốc, Cóc, Kiến; đồng cỏ xanh mướt, dàn mồng tơi, đêm hè thanh vắng, yên bình. Nếu bảo rằng, những đứa trẻ thành phố ngày nay được sống trong những khu chung cư cao tầng, ngôi nhà kín cổng cao tường, chúng làm sao mà có được những trải nghiệm tuổi thơ nơi đồng quê thì xin cứ hãy đọc DMPLK của Tô Hoài. Chẳng cần đi đâu xa, cứ đọc và rồi mường tượng cái cảnh đồng quê, nơi những đứa trẻ chẳng có Ipad, Laptop, Smart phone, Facebook hay Tiktok, chúng đi bắt dế, chơi dế chọi, chỉ vậy thôi.  Những bài học của dế mèn Khi đọc lại DMPLK, thật chậm rãi, thật bất ngờ là có những gì mà dế Mèn trải nghiệm, suy ngẫm lại có thể khiến bạn đọc liên tưởng đến cuộc đời của một con người. Những chuyến đi phiêu lưu của dế Mèn cũ...