Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Xem phim Into the Wild (Về với thiên nhiên)

Điều gì đó đọng lại ... (Hình: Pexel) Vì sao Chris về với thiên nhiên mà lòng mình lại buồn đến vậy? Vì sao Chris được sống với điều mà ông hằng ao ước nhưng mình lại chẳng thấy vui vẻ gì cả?  Phải chăng vì cái giá cho việc được sống tự do giữa thiên nhiên quá đắt đỏ. Rằng ông chẳng bao giờ quay trở lại để kể chuyện hay truyền cảm hứng và giúp đỡ những con nguời như ông - cũng cô đơn trong thế giới hiện đại này. Hay tại vì những ngày tháng cuối đời của Chris - một thanh niên thông minh, giàu có, mạnh mẽ bị bủa vây bởi đói, rét và cô đơn; hay tại vì nỗ lực quay trở lại với thế giới văn minh không thành của ông đã ám ảnh mình. Có rất nhiều điều mình muốn bắt đầu từ hai chữ "giá như", "tại sao".  Đi để trở về hay đi để ra đi mãi mãi. Đi để khẳng định mình hay để làm người khác ân hận, lo lắng, buồn đau vì mình. 🤔 Trăn trở ... (Hình: Pexel) Mình dường như rất mâu thuẫn vì có một bộ phận ca ngợi, thần tượng ông - người dám thực hiện với ước mơ, d

Vì sao từ bỏ Facebook lại khó quá vậy?

Nếu đã từng xoá tài khoản Facebook, ít tương tác với bạn bè, ít đăng bài nhưng rồi lập lại tài khoản mới, hoạt động và kết bạn có chừng mực thì hãy cùng mình điểm qua một vài lý do khiến một vài người cảm thấy khó từ bỏ mạng xã hội này nhé. (Nguồn: Pexels) 1. Bạn bè, người thân đều dùng Facebook : Những người bạn lâu năm không gặp, người thân ít có cơ hội hỏi han và quan tâm giờ lại dễ dàng cập nhật tình hình và nói chuyện trên Facebook điều đó chẳng thú vị hay sao? Với Facebook khoảng cách địa lý không còn là rào cản. Mình đã kết nối lại với rất nhiều người bạn mà từ ngày ra trường cấp 3, đại học mình chưa có cơ hội để gặp lại. Rồi từ những chia sẻ về cuộc sống chúng mình lại cảm thấy đồng điệu về quan điểm sống, sở thích và quan trọng hơn chúng mình khích lệ nhau, chia sẻ điều tích cực cùng nhau cố gắng trong cuộc sống. (Nguồn: Pexels) Việc từ bỏ Facebook sẽ còn khó khăn hơn nhiều khi còn có nhóm gia đình, nhóm lớp học nơi lưu giữ, chia sẻ khoảnh khắc bên ngườ

Thói quen với Thời gian

Việc một người sử dụng thời gian như thế nào sẽ nói lên một phần tính cách và tư duy của người đó. Việc gì bạn ưu tiên, bạn có hay trì hoãn hay đúng giờ không, bạn có thời gian biểu hay thói quen lặp đi lặp lại một vài công việc vào một thời điểm cố định không (Morning/ night routine). Ai cũng có trong tay 24 giờ mỗi ngày nhưng chính việc sử dụng thời gian không giống nhau đã mang đến những mảnh đời thành công hay thất bại khác nhau. Thói quen sử dụng thời gian của bạn là gì? Bạn đã có những bước ngoặt thay đổi như thế nào về thời gian và việc sử dụng nó? Hãy chia sẻ với mình qua bài viết hôm nay nhé! 🥰 1. Thời gian là tài nguyên (Hình từ Pexels) Mình đã từng không suy nghĩ được như thế này cho đến khi đọc được cuốn sách của Brian Tracy.(1) Nó đã thực sự thuyết phục được mình. Cũng như tiền, trí tuệ, khoáng sản, năng lượng tự nhiên thì thời gian cũng chính là tài nguyên. Mà đã là tài nguyên thì mình phải biết phân bổ sử dụng hợp lý. Với mình thời gian là dạng tài nguyên c

Trưởng thành là khi nào?

(Hình: Pexels) 1. Là khi ta biết suy nghĩ cho người khác: Đó là lúc bản thân biết đặt mình vào vị trí của người khác để quan sát, cảm nhận và đánh giá sự việc. Từ đó mà ta có thể đồng cảm với người khác thay vì chỉ trích, phê phán và ghét bỏ.  Hiểu được nguyên nhân sâu xa tại sao người ta lại nghĩ như vậy, nói như vậy và có thái độ như vậy sẽ giúp ta dễ dàng chấp nhận con người đó hơn. 2. Là khi hiểu được chính mình: (Hình: Pexels) Mình là con người như thế nào? Yêu và ghét cái gì? Dễ dãi hay nghiêm khắc, kỷ luật? Hướng nội hay hướng ngoại? Tính xấu và tính tốt ra sao? Điều gì khiến mình (không) hạnh phúc? Điều gì quan trọng nhất đối với mình? Ai là người mình tin nhất, yêu quí nhất?  Công việc, con người, cuộc sống gia đình, bạn bè mà mình hướng đến? Thế mạnh, điểm yếu trong tính cách?  Hiểu được chính mình là lúc mọi khúc mắc bên trong, mâu thuẫn bên ngoài được tháo bỏ. Hiểu được chính mình khiến mình yêu bản thân hơn, yêu cái bản sắc có thể đã từng bị người k

Những bài học về tiền bạc

Trước đây mình rất ngại nói đến chuyện tiền bạc. Thường thì người ta hay tránh nói đến những thứ mà họ thiếu hoặc không có vì mỗi lần nhắc đến sẽ khiến họ cảm thấy kém cỏi so với người khác (những người có nhiều tiền). Thế nhưng giờ đây, dù vẫn chưa có nhiều tiền, mình rất thích đọc và nghe những chia sẻ về tiền bạc: kiếm tiền, sử dụng tiền, tiết kiệm tiền và đầu tư tiền để sinh ra tiền. Tiền bạc có gì xấu xa mà ta phải che giấu và tránh nói đến nó vậy? Một khi hiểu được bản chất của đồng tiền: tiền chính là thước đo giá trị sức lao động, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với công tác an sinh xã hội, với cộng đồng nơi mình sinh sống (thông qua đóng thuế, phí cầu đường, trả lương cho người vệ sinh đường phố) thì ta sẽ không còn thấy tiền bạc là xấu xa nữa.  Vậy suốt những năm qua, tính từ lúc rời xa gia đình đi học đại học, cái ngày đầu tiên mình tự tay chi tiêu từng đồng tiền ba mẹ gửi lên ăn học cho đến bây giờ, mình đã học được những bài học gì về tiền?  Cùng mình kh

Điều gì cản trở bạn sống tối giản

Có rất nhiều lý do để ta chọn sống tối giản nhưng cũng có vô vàn điều cản trở ta sống theo lối sống này.  Cùng mình điểm danh 3 điều khiến một người khó có thể sống tối giản nhé. Let's go! 🙌 1 . Coi trọng sở hữu vật chất: (Hình: Pexels) Nếu coi việc có nhiều đồ đạc là thước đo của sự giàu có và thành đạt thì có lẽ bạn sẽ rất khó sống tối giản được. Vì người sống tối giản sở hữu ít hoặc rất ít đồ đạc. Đồ đạc không làm họ hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ sự tự do: giải phóng bản thân khỏi đồ đạc và việc sở hữu chúng thật nhiều. Nếu coi việc sở hữu nhiều đồ đạc sẽ khiến người khác ngưỡng mộ và kính trọng bạn thì bạn khó mà sống tối giản được. Vẻ ung dung tự tại, sống chậm rãi, biết thưởng thức cuộc sống hiện tại, niềm hạnh phúc, sự bình an toát ra từ dáng vẻ của người sống tối giản mới là điều đáng ngưỡng mộ.  " Save money to work less, not buy more ", tiết kiệm tiền để làm việc ít đi không phải để mua sắm nhiều hơn. 2. Ám ảnh bởi quá khứ khó khăn và thiếu thốn:

3 điều mình hiểu sai về Tối giản

Tối giản chỉ là một lối sống, được hình thành vài năm trở lại đây và khởi đầu từ nước Nhật Bản. Nguồn: Pexels Thực tế: Tối giản là một chủ nghĩa hẳn hoi nhé. Xuất hiện từ những năm 1960 ở Mỹ, chủ nghĩa tối giản được ứng dụng trong mỹ thuật, âm nhạc.(1)  Theo Longman Dictionary, Chủ nghĩa tối giản là một phong cách mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, lĩnh vực khác mà chỉ sử dụng một vài ý tưởng hoặc mẫu thiết kế đơn giản.(2) Từ trước đến nay, người dân Nhật Bản được biết đến với lối sống ngăn nắp, ít đồ đạc. Một phần là do đa số nhà của người Nhật có diện tích nhỏ, phần là để tránh thương vong do va đập đồ đạc khi xảy ra động đất. Ngoài ra, thay vì mua sắm, tích trữ đồ dùng, người Nhật tập trung vào những giá trị tinh thần, sức khoẻ và sự thoải mái. Đây cũng chính là những đặc điểm của lối sống tối giản. Lối sống Tối Giản ư! đơn giản là cứ bỏ đi đồ đạc không dùng nữa thôi mà.   Nguồn: Pexels Thực tế: Vứt bỏ đồ đạc không dùng chỉ là một trong số những việc đơn giản khác để bắt đầu

Lối sống tối giản, đồ đạc và nhiều hơn thế

Chọn lối sống Tối Giản, tại sao không? Nguồn: Pexels Thời gian gần đây, nhiều người quan tâm và nói nhiều về lối sống Tối Giản. Nhiều kênh YouTube lập ra để chia sẻ không gian sống tối giản. Nhà càng ít đồ, càng nhiều không gian trống càng tốt. Người độc thân hay sống với gia đình, người nuôi hoặc không nuôi thú cưng, không chỉ có người Châu Á, mà người Châu Âu, Châu Mỹ cũng đang sống tối giản.  Điểm chung, khi sống tối giản họ cảm thấy khoẻ hơn, vui hơn và rất rất yêu ngôi nhà của mình.🤗😍 Tại sao vậy? Nhiều người bắt đầu nhận ra mặt trái của lối sống vật chất: mua sắm quá mức cần thiết khiến cho không gian sống bị thu hẹp vì để chứa đồ đạc, không có thời gian để dọn dẹp, không có khoảng trống để thở và sống. Rồi thời trang nhanh (Fast fashion) xuất hiện với giá thành rẻ, mẫu mốt bắt mắt nhưng chất lượng kém thì những lo lắng về rác thải là áo quần ra môi trường là rất lớn. 🤔 Nhiều người quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống và tương lai của môi trường Trái Đất. Họ ý thức hành vi ti

Năm cái ghế, năm sự lựa chọn

Nguồn: Pexels 🤔 Làm thế nào để có một thái độ đúng đắn khi giao tiếp với người khác? 🤔 Liệu rằng, có ai đó đang nắm bí quyết giao tiếp để trong mọi tình huống, dù chuyện gì xảy ra, bất kỳ ai tác động đến, mình vẫn là chính mình - một con người như mình mong muốn - bình tĩnh, tích cực và cư xử nhẹ nhàng? (I am a queen 👸 ) Nếu bạn cũng có một nỗi băn khoăn như mình, vậy xin chúc mừng, chúng ta sẽ có câu trả lời dưới đây.  Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy  tia sáng cuối đường hầm  để cải thiện khả năng giao tiếp với người khác nhé. Let's go! 💪😎😍 TEDx Talks: "Five chairs, five choices" của Louise Evans Cách đây 6 năm, trên Youtube có một bài thuyết trình của Louise Evans(1) với tựa đề tiếng Anh là:  "Own Your Behaviours, Master Your Communication, Determine Your Success."  (2) Qua bài nói này, Louise chia sẻ việc bà giao tiếp như thế nào với cô cháu gái và mẹ của mình.  Cụ thể, bà đã suy nghĩ gì, cảm thấy gì khi nhìn thấy cô cháu gái

Fonos và Waka: Bạn thích ứng dụng nào hơn?

Nguồn: Canvas Bạn biết gì về Fonos và Waka? Fonos và Waka đều là hai ứng dụng đọc và nghe sách điện tử tiếng Việt có bản quyền trả phí hàng đầu ở Việt Nam. Waka chính thức hoạt động từ năm 2014 còn Fonos vào năm 2019. Hai ứng dụng này đều có số lượng người dùng lớn trên Google Play. Như Waka là 1 triệu lượt tải xuống(1) và hơn 3 triệu người dùng(2), còn Fonos là 100 ngàn lượt tải(3). Nguồn: Waka Ngoài ra, Fonos có thêm nội dung nghe Tóm tắt sách, Thiền, Nhạc thư giãn và Truyện ngủ. Trên Waka thì có thêm phần truyện tranh mới được sáng tác (được mua bằng Hạt sồi), tạp chí.  Nguồn: Fonos Fonos và Waka có gì thú vị? Sách nói - Audiobook: Về sách nói, Fonos chất lượng hơn hẳn. Giọng đọc rất truyền cảm đến từ các diễn viên lồng tiếng nhưng chủ yếu là giọng miền Nam. Điều thú vị ở Fonos một số cuốn sách được đọc bởi chính tác giả của cuốn sách đó, ví dụ như cuốn "Đi khi ta còn trẻ" của nhà báo Nguyễn Anh Ngọc hay cuốn sách "Một cuốn sách về chủ nghĩa Tối giản" của chị N