Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đọc gì

Tóm tắt sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn phần 3: Tư duy giáo dục khác biệt

1. Giáo dục bắt đầu từ 0-3 tuổi: Một điều có thể dễ dàng nhận thấy đó là tư duy giáo dục từ 0 đến 3 tuổi của Ibuka Masaru đã hoàn toàn trái ngược với quan niệm truyền thống của nhiều thế hệ cha mẹ từ trước đến nay. Đó là chỉ nên bắt đầu dạy trẻ khi con đến tuổi sẵn sàng đi mẫu giáo 3 tuổi.  Sẽ rất khó khăn để đồng ý và áp dụng lý thuyết giáo dục mới này, bởi phần lớn người lớn, từ trước đến nay, luôn tin tưởng rằng trẻ em từ 0 đến 3 tuổi còn quá nhỏ, chưa thể hiểu biết gì nên cũng quá sớm để bắt chúng phải học. Tốt nhất hãy cứ để chúng phát triển một cách tự nhiên, vui chơi và không nên bắt ép học tập nhồi nhét kiến thức.  Tuy nhiên, Ibuka Masaru lại tin tưởng rằng trẻ hoàn toàn có thể và nên được giáo dục từ 0-3 tuổi. Bởi vì ông cho rằng chính câu "Vẫn còn sớm với nó" sẽ làm cản trở sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, có 3 lý do để củng cổ quan điểm giáo dục sớm của ông như sau:  Mọi đứa trẻ sinh ra, ở điều kiện sức khỏe bình thường, đều có năng lực học tập như nhau;  Trẻ em 0-

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 1: Trí tưởng tượng

Những nhân vật chính: "Trí tuệ Do Thái - 2009 " (có tên gốc tiếng Anh là:  Jerome becomes a genius  - 2002) là một cuốn sách đầy ngẫu hứng từ sự tò mò về trí tuệ người Do Thái của một nhóm bạn chơi thân (sinh sống tại Israel) bao gồm: Tác giả cuốn sách này, Eran Katz - một diễn giả, người đã lập kỷ lục Guiness về ghi nhớ  500  chữ số chỉ sau một lần đọc; Itamar - một giáo sư Khoa học Chính trị tại trường Đại học Hebrew, và Jerome - anh chàng sinh viên thạc sỹ kinh doanh trường Đại học Hebrew, một người vui tính luôn tự cho mình là người do Thái có trí nhớ kém nhất, cũng chính là nhân vật chính của cuốn sách.  Bối cảnh ra đời của cuốn sách:   Họ hẹn nhau tại quán cà phê Ladino (của một người bạn khác có tên là Fabio) và tán ngẫu về chủ đề: Tại sao người Do Thái luôn được cho là thông minh hơn những dân tộc khác trên thế giới? Để đi tìm câu trả lời, Itamar và Eran Katz đã hào hứng lên ý tưởng viết một cuốn sách kỳ vĩ về  "một dân tộc Do Thái thông tuệ với những phương pháp

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 3: Kỹ nghệ học tập

Thầy Dahari và cậu sinh viên Scheiderman đã giúp cho Jerome, Eran và Itamar biết thêm những kỹ nghệ học tập hiệu quả của các sinh viên trường Đạo:  Học cùng với một người bạn khác sẽ hiệu quả hơn nhiểu. Việc trao đổi qua lại, giảng giải cho nhau nghe sẽ giúp cho sinh viên tự làm rõ vấn đề và bổ sung những vấn đề chưa được hiểu thấu đáo. Nền tảng của cách học này là: " Tri thức chỉ tích lũy và trí tuệ chỉ phát triển khi sinh viên đó tự mình xử lý thông tin. Và vai trò đích thực của một nhà giáo dục là khích lệ sinh viên tự mình suy nghĩ về mọi vấn đề thông qua quá trình tự truy vấn."  Ngoài ra, khi học với một người bạn khác sẽ giúp ta tránh được những cám dỗ khi ngồi học một mình, như ăn uống, ngủ vặt, games. Chúng ta luôn nhớ kiến thức tốt hơn khi trong trạng thái bị kích thích. Hay nói cách khác, học là phải tranh luận, tranh cãi. Cách học hiệu quả và làm chủ được kiến thức là trải nghiệm nó một cách chủ động: thực hành ngay trong khi được học lý thuyết.  Nói thật to những

Tóm tắt sách Trí tuệ Do Thái phần 2: Trí nhớ

Lisa đã giúp Eran và Jerome hiểu ra rằng để có một trí nhớ khác biệt so với những dân tộc khác, người Do Thái cần có một động lực sống còn đằng sau đó:  thế hệ người Do Thái đi trước có trách nhiệm phải lưu giữ tôn giáo, văn hóa Do Thái cho thế hệ sau và họ không còn cách nào khác là tin tưởng vào trí nhớ của chính mình.  Lisa còn cho rằng con người nhớ tốt hơn khi họ là một phần trong đó. Cụ thể khi tham gia vào sự kiện, sự việc sẽ giúp chúng ta ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn thông qua những cảm xúc và ấn tượng của bản thân về sự kiện, sự việc đó. Nguồn: Internet Thầy Dahari đã giúp Eran và Lerome biết thêm những cách ghi chép hiệu quả. Nguyên tắc đơn giản: g hi chép rõ ràng và dễ đọc  sẽ giúp ta nhớ kiến thức được lâu hơn:  Hãy ghi chép bằng mực đen trên giấy trắng. Chính sự tương phản giữa hai màu sắc này làm chữ rất nổi, rõ ràng và dễ đọc hơn.  Viết các chữ cái đứng độc lập, không dính nhau (đừng viết bằng nét chữ thảo). Điều này giúp tránh được việc mất công ngồi dịch lại các chữ viết

Sách và bài học: The Happiness Project

Tình cờ xem một video của cô Lê Đỗ Hương Quỳnh, cô chia sẻ cách đọc sách mình biết đến cách đọc sách: Cộng hưởng. Cách đọc này đơn giản là cầm cuốn sách lên nhắm mắt và đọc bất kỳ một trang sách nào mà mình dở ra được. Nó thú vị vì giống như một bài học ngẫu nhiên mà vũ trụ gửi đến cho mình, cô Hương đã giải thích như vậy đó. Nếu thích bạn có thể xem thêm video ở cuối bài viết nhé! Hôm nay mình thử đọc sách như vậy. Mình đọc lại cuốn sách " The Happiness Project của Gretchen"  và ba bài học dành cho mình ngày hôm nay là: Enjoy Now. Don't Gossip. Make Time. Enjoy now! (Hình từ canva) Enjoy Now nghĩa là tận hưởng kết quả ngay bây giờ mà không cần phải chờ đến khi công việc hoàn thành. Bởi vì nó sẽ ngay lập tức mang lại cảm giác thỏa mãn và tạo hưng phấn để mình có thể tiếp tục công việc cho đến khi xong việc. Một lý do khác nữa là thường khi đạt được điều mà mình hằng ao ước, con người thường không thực sự hạnh phúc như trong quá trình cố gắng đạt được đó. Enjoy Now làm mì

Cảm nhận sách: Khuyến Học

Mình chưa đọc hết cuốn sách này nhưng lại thích ngay ở một ý trong cuốn sách, đại ý là, nếu cảm thấy việc người khác làm chưa tốt, thay vì phán xét, chỉ trích người đó, hãy bắt tay giải quyết việc đó theo cách mà mình nghĩ là tốt nhất.  Mình mới chột dạ, ngẫm lại bản thân từ trước đến nay, đặt câu hỏi: "Liệu rằng, từ lâu, mình có thường xuyên phán xét công việc người khác đang làm nhưng lại không dũng cảm nhận phần việc đó và làm nó theo cách mà mình thấy tốt nhất hay không?" Vì chỉ nói thôi thì bao giờ cũng dễ hơn là làm. Người ngoài nhìn vào dễ dàng chỉ trỏ, bày vẹ phải làm thế này thế kia, nhưng khi trực tiếp làm công việc đó thì tay chân luống cuống, có khi kết quả lại tệ hơn kia. À thì vâng, mình đúng là đứa thích ý kiến hơn là lãnh công việc. Nhưng ... dạo gần đây mình muốn thay đổi tư duy đó bằng việc làm nhiều hơn là phán xét. Rõ ràng đó là việc làm không hề dễ dàng.  Ví dụ, việc viết blog này cũng vậy. Mình đọc một số trang blog từ Blogger đến Wordpress. Mặc dù đúng

Cảm nhận sách: Dọn dẹp nhà cửa vào buổi sáng

Bạn đã từng nghe cuốn sách "Dọn dẹp nhà cửa gột rửa trái tim"   của Shoukei Matsumoto chưa?  Nếu chưa, dưới đây là video sách nói lời nói đầu và chương 1 của cuốn sách trên Youtube của Fonos, bạn có thể nghe qua. Trong lúc viết bài này mình cũng đang ngồi nghe sách đây. 😇 Mở đầu cuốn sách này có đoạn như sau: "Một ngày của nhà sư bắt đầu từ việc dọn dẹp ... việc dọn dẹp đó không phải vì đã bẩn cũng chẳng phải vì bừa bộn nó được tiến hành để loại bỏ những đám mây mù ẩn sâu trong trái tim, trong tâm hồn của mỗi chúng ta..."  Thật là một ý tưởng hay ho. Thế là sáng ngày hôm nay mình quyết định bắt đầu một ngày mới bằng việc dọn dẹp nhà cửa: rửa sạch thùng rác, lau chùi nền nhà, lau chùi phòng tắm, sắp xếp đồ đạc.  Đúng, những lúc cảm thấy bực dọc, tâm trí bận rộn đầy ắp những lo âu và tính toán như vậy, mình cần sống chậm lại bằng việc dọn dẹp nhà cửa. Buổi sáng yên ắng với tiếng nước chảy, tiếng chùi sàn nhà, hơi thở đều đặn, mọi vết bẩn được gột rửa sạch. Toàn tâm

Sách và bài học: Kiểm soát và quan tâm

Đã từ lâu mình không còn muốn "kiểm soát" cuộc sống của người khác.  Phải mất một thời gian rất dài để mình hiểu ra rằng chạy theo cuộc sống của người khác là một việc làm vô ích và lãng phí thời gian của mình và người khác. Đã bao giờ bạn sống thế này chưa?  Bạn luôn trong trạng thái lo lắng những chuyện bất hạnh xảy đến với người thân của mình; hay luôn "nảy ra vô vàn ý tưởng hay ho" và không thể trì hoãn việc ngay lập tức "khuyên bảo" người khác rằng họ phải làm thế này thề kia. Bởi vì bạn cho rằng nếu không làm theo lời khuyên của bạn, cuộc sống của họ sẽ không ổn một chút nào.  Thế là mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên là nghĩ ngay đến cuộc sống của người khác, suy nghĩ tìm cách giải cứu họ ra khỏi những rắc rối, cảnh báo và khuyên răn.  Thật buồn cười, khi giờ đây ngồi nghĩ lại, mình đã sống như vậy trong 5 năm: Ám ảnh bởi cách sống của người khác.  Và kết quả mình nhận lại được từ cách sống trên là gì?  Họ xa cách mình. Mình nghĩ chắc họ chán ngấ

Cảm nhận sách: Phù thủy xứ Oz

Mình vừa đọc xong cuốn sách Phù thủy xứ Oz  cho bạn nhỏ nhà mình (Tên tiếng Anh là: The Wonderful Wizard of Oz , của nhà văn Mỹ, Lyman Frank Baum, xuất bản lần đầu vào năm 1900).  The Wonderful Wizard of Oz. Mỗi tối, mình đọc cho con một chương. Lúc đọc, mình nghĩ cuốn sách này có vẻ giống với cuốn Alice ở xứ sở thần tiên . Vì truyện cũng kể về một cô bé nhỏ, vô tình lạc vào xứ sở thần tiên, nơi có những con người, cảnh vật và những chuyện hết sức kỳ lạ. Cô bé có tên là Dorothy và đi cùng cô là chú cho Toto.  Nhưng ngẫm lại thì cốt truyện của Phù thủy xứ sở Oz đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều so với truyện Alice ở xứ sở thần tiên .  Dorothy cùng Toto tìm đường trở về nhà - Kansas. Một cơn lốc đã vô tình cuốn cô cùng với ngôi nhà của chú Henry tới vùng đất Oz mà cụ thể là phía Đông của xứ Oz nơi ở của mụ phù thủy độc ác. Căn nhà vô tình rơi trúng ngay người mụ thế là mụ ta lăn ra chết. Dorothy bất đắc dĩ trở thành người hùng và giải thoát người dân Winky khỏi sự thống trị của mụ. Phần thư

Cảm nhận sách: Tôi là Bêtô

Một câu chuyện ngắn ngọn, nhẹ nhàng, dí dỏm. Và dường như, tác giả cũng không quên gửi đến bạn đọc một vài triết lý của cuộc đời.  ''Quấy rầy người khác chỉ để kiếm một miếng ăn, đó là điều chẳng hay ho gì và bạn tuyệt đối không nên làm dù gươm kề cổ, trừ phi bạn là cún.''  Truyện làm mình nhớ về những chú chó mà nhà mình đã từng nuôi: Lucky, Đen, Jack. Cô bé Ni thật sự là một người yêu mến chó. Mình thực lòng đã buồn và cũng đã hiểu những chú chó trước đây của nhà mình không sống lâu được là vì mình đã không chăm sóc chúng chu đáo như Ni. Mình thấy có lỗi vô cùng. Nhớ lại, cách mình cho mấy chú cún nhà mình ăn: đổ cơm xuống đất khiến mình cảm thấy thật hổ thẹn và không thể nào chấp nhận được. Mình thương chó là có nhưng tình thương ấy không đủ lớn để mình cư xử tử tế.  Đây là lần đầu tiên mình đọc truyện của bác Ánh. Thú thật, mình từ trước đến nay khá là e dè khi đọc những tác phẩm đám đông hô hào nên mặc dù đã nghe tiếng bác từ lâu, bây giờ mình mới đọc. Mình khá là

Cảm nhận sách: The Giving Tree (Cây Táo Yêu Thương)

Hôm vừa rồi mình mới đọc xong cuốn sách "The giving tree" (1964) của Shel Silverstein (1930-1999) - nhà văn, nhà thơ, họa sỹ tranh biếm họa, nhạc sỹ và nhà viết kịch người Mỹ. Nhân lúc cảm xúc còn nóng hổi, mình viết luôn bài này. Bởi trưởng thành không phải chỉ là già đi mà còn là sự lớn lên của tâm hồn CUỐN SÁCH ĐẶC BIỆT  😍 Sách đặc biệt là vì những nét vẽ đơn giản đen trắng; đặc biệt vì truyện chỉ có hai nhân vật xuyên suốt là Cây Táo và cậu bé; đặc biệt vì truyện hết sức ngắn gọn và dễ hiểu miêu tả về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và hạnh phúc của người làm cha mẹ. Nếu một ngày con hỏi mình: "Mẹ ơi! yêu thương là gì hả mẹ?", "Mẹ ơi! hạnh phúc là gì?" , mình sẽ không ngần ngại kể cho con nghe câu chuyện "The giving tree" của Shel. CÂY TÁO ĐỐI XỬ VỚI CẬU BÉ Lúc cậu bé còn nhỏ tuổi, cây Táo là bóng mát, nơi chơi đùa của cậu. Khi lớn lên, táo giúp cậu có tiền để có những niềm vui mới, có gỗ để xây nhà, có thuyền để

Dạy con: những gì và như thế nào.

Cuốn sách  "Cha voi"  của Giáo sư Trương Nguyện Thành trả lời cho câu hỏi: Trong thời đại số, cha mẹ Việt Nam sẽ dạy gì và dạy con như thế nào?  Học làm người trước tiên Trước khi đọc sách, mình nghĩ là trong thời đại 4.0, tác giả sẽ khuyên dạy con về khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo gì đấy. Thế nhưng tác giả lại cho rằng nhân cách và tư duy mới là hai điều quan trọng mà cha mẹ nên rèn giũa cho con ngay từ nhỏ. Con trẻ nên học cách cư xử và giao tiếp với mọi người. Nhân cách và tư duy của một đứa trẻ giống như chiếc cần câu mà kiến thức lại giống như con cá. Mà người xưa lại có câu:  "Cho cần câu, đừng cho con cá". Không phải kiến thức hay chỉ số IQ cao mà là nhân cách, cách con tư duy giải quyết vấn đề mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống của con. Trẻ ở độ tuổi đến 10 nên được giáo dục về  nhân cách, lòng trung thực, ý chí, tư duy và những kỹ năng sống khác . Sau 10 tuổi, đứa trẻ có thể tự tin hòa nhập vào cuộc sống mà không một chút bỡ ngỡ, dễ

Tóm tắt sách Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác

Cuốn sách này đã theo mình được 5 năm - từ những ngày của năm cuối đại học. Một cuốn sách nhỏ tiện gọn trong tay dễ dàng mang theo khắp nơi. Mặc dù chỉ có 111 trang sách, cuốn sách nhỏ này thực sự lợi hại. Nó luôn nhắc nhở khi mình cần: không hứng rác từ người khác và không xả rác vào người khác. Để làm được điều đó, mình chỉ cần nhớ và thực hành liên tục 7 cam kết mà David J. Pollay đã gợi ý trong cuốn sách này - "Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác" - 2010. ---- RÁC VÀ XE RÁC Rác là hình ảnh ẩn dụ, được tác giả sử dụng để ám chỉ những cảm xúc tiêu cực (tức giận, bực dọc, lời quát mắng, chửi bới, tâm trạng buồn rầu, lời tâm sự tiêu cực .v.v.) của bất kỳ ai mà bạn nghe được. Chiếc xe rác cũng là một hình ảnh ẩn dụ - những người luôn mang những cảm xúc tiêu cực và họ có xu hướng muốn trút những cảm xúc đó lên người khác. Hứng rác nghĩa là bạn cho phép và bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, cảm xúc của những người được ví là "chiếc xe rác." Xả rác tức là bạn đang lây lan và trút

Cảm nhận sách: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Cuộc sống vốn dĩ không chỉ là những niềm vui kéo dài bất tận, cũng như nhà văn không thể mãi nằm trong chăn và chờ chú Hùng sang đánh thức mỗi sáng. Ai rồi cũng sẽ phải lớn, phải đối diện với những mất mát, khổ đau của cuộc đời, có thể quên hoặc nhớ. Nhưng thứ còn lại nhất định phải giữ đó là tình yêu thương giữa con người với nhau. Nguồn: Pixabay Những mảnh ghép vui tươi Hãy bắt đầu với những mảnh ghép ký ức về bố. Trong trí nhớ của nhà văn, bố là người đã tập cho ông cách đoán tên các loại hoa trong vườn bằng cách dùng tay chạm vào cánh hoa, dùng mũi để ngửi hương hoa. Bố còn bày cho cách lắng nghe và đoán chính xác vị trí phát ra âm thanh. Những trò chơi đơn giản lại vô tình là cách rèn luyện các giác quan trở nên nhạy bén. Nhờ cái tai thính của tác giả, mà thằng Tí - bạn của tác giả, đã được bố cứu sống khi nghe tiếng kêu cứu của nó sau ao nhà. Nhờ ngửi hương hoa lài mà nhà văn đã giúp cho mấy đứa bạn con nít - chỉ vì cái tính tò mò, háu chiến đi lạc trong rừng dưới cơn mưa đ